Gan nhiễm mỡ là bệnh lý nguy hiểm, có thể xảy ra ở cả những người không uống rượu bia. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể cải thiện nhờ chế độ ăn uống và lối sống khoa học. Vậy có thể điều trị gan nhiễm mỡ bằng những phương pháp nào?
Bạn đang đọc: Điều trị gan nhiễm mỡ như thế nào?
1. Các nhóm nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
– Đồ uống có cồn như bia rượu: đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Người uống quá nhiều rượu rất dễ mắc các bệnh lý về gan, ngoài ra rượu còn làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị.
– Béo phì: người bị béo phì có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cao hơn rất nhiều lần so với người có trọng lượng bình thường.
– Mỡ máu cao: lipid trong máu khi đi qua gan quá nhiều khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Khi vượt quá khả năng chuyển hóa của gan sẽ làm mỡ trong máu tồn đọng trong gan và gây bệnh gan nhiễm mỡ.
– Tiểu đường: bị tiểu đường đồng nghĩa rối loạn chuyển hóa gluco, đường huyết cao tạo thành một lớp bao phủ khiến gan mất đi chức năng chuyển hóa cholesterol. Kết quả dẫn đến tình trạng tích tụ quá nhiều cholesterol và gây ra gan nhiễm mỡ.
– Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc khi sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tổn thương gan, gan nhiễm mỡ.
Rượu là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về gan trong đó có bệnh gan nhiễm mỡ
2. Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả?
2.1. Chẩn đoán gan nhiễm mỡ
– Chẩn đoán lâm sàng: bác sĩ hỏi các triệu chứng, yếu tố nguy cơ như uống rượu, tiền sử bệnh và sử dụng thuốc của bệnh nhân. Từ thăm khám lâm sàng bác sĩ có thể nhận diện sơ bộ tình trạng bệnh và đưa ra những chỉ định phù hợp giúp phát hiện chính xác bệnh gan nhiễm mỡ.
– Xét nghiệm mỡ máu: nhằm mục đích xác định nồng độ lipid trong máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sẽ cần xét nghiệm ure máu, đường máu và đo huyết áp. Xét nghiệm có mục đích sàng lọc các rối loạn liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ.
– Xét nghiệm men gan: mục đích đánh giá sự thay đổi của men gan. Men gan tăng cũng đồng nghĩa gan đang bị tổn thương và cũng trở thành nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
– Siêu âm: siêu âm đàn hồi mô gan sẽ đánh giá được mức độ gan nhiễm mỡ.
– Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI…có thể được sử dụng để chẩn đoán gan nhiễm mỡ.
– Sinh thiết gan
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng cảnh báo khi gan có vấn đề
Siêu âm đo độ đàn hồi mô gan bằng máy hiện đại giúp đánh giá mức độ nhiễm mỡ của gan
2.2. Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ – cả dùng thuốc và không dùng thuốc
– Xây dựng chế độ ăn uống đặc biệt dành cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ
+ Tăng cường trái cây và rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày bởi đây là nhóm chất tốt cho gan và giúp giảm cân hiệu quả. Rau cải, rau diếp, bí xanh, dưa chuột, các loại quả mọng … rất tốt cho gan vì có công dụng làm mát gan.
+ Ăn cá, thịt trắng thay thế thịt đỏ.
+ Hạn chế đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn, hạn chế ăn các đồ chế biến sẵn.
+ Nên tự nấu ăn để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch và hạn chế gia vị.
– Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
+ Tập thể dục đều đặn với môn thể thao phù hợp với bản thân. Tập luyện giúp người bệnh giảm cân, nâng cao sức khỏe và giúp tinh thần thêm thoải mái. Nên duy trì tần suất tập luyện 30 phút/ngày.
+ Tránh xa bia, rượu tuyệt đối kể cả khi bệnh đang ở giai đoạn đầu. Trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ, người bệnh nên kiêng hoàn toàn đồ uống có cồn và thuốc lá. Sau khi đã khỏi bệnh cũng cần hạn chế tối đa vì rượu bia là nguyên nhân gây tổn thương và tàn phá tế bào gan.
– Kiểm soát cân nặng
Nếu đang bị thừa cân hoặc béo phì thì kiểm soát cân nặng là việc bắt buộc. Khi trọng lượng cơ thể giảm đi 10% thì tình trạng gan nhiễm mỡ cũng được cải thiện đáng kể. Lưu ý, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần giảm cân khoa học, không nên giảm đột ngột vì sẽ gây hại cho gan.
– Tiêm phòng virus viêm gan để bảo vệ lá gan khỏi các tác nhân gây bệnh
Việc tiêm phòng vô cùng quan trọng nên tất cả mọi người cần đi tiêm đúng thời gian để có hiệu quả tốt.
– Sử dụng thuốc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống thì bệnh nhân gan nhiễm mỡ sẽ được chỉ định dùng thuốc để điều trị. Vitamin E là thuốc được khuyến cáo cải thiện tổ chức gan nhưng chỉ dùng cho người không có tiểu đường. Tất cả loại thuốc phải được bác sĩ kê đơn, bệnh nhân không tự ý sử dụng tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
– Dùng thuốc điều trị khi gan nhiễm mỡ gây biến chứng
Nếu gan nhiễm mỡ đang bước sang giai đoạn nặng hơn như viêm gan mạn tính hoặc xơ gan thì người bệnh cần sử dụng các loại thuốc đặc trị gan nhiễm mỡ. Mục đích của các loại thuốc này là làm chậm diễn biến của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.
– Dùng thuốc chữa gan nhiễm mỡ kết hợp với bệnh lý nền như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp
Các bệnh nền có thể là nguyên nhân khiến tình trạng gan nhiễm mỡ tiến triển nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi bệnh nhân vừa mắc bệnh nền vừa bị gan nhiễm mỡ, người bệnh cần điều trị các bệnh nền để nó không làm ảnh hưởng đến gan cũng như sức khỏe tổng thể.
>>>>>Xem thêm: Đặc điểm chẩn đoán sán lá gan lớn bằng các phương pháp
Ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe của gan và xây dựng một cơ thể khỏe mạnh bền vững
2.3. Điều trị gan nhiễm mỡ cần lưu ý điều gì?
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ nên các phương pháp điều trị chỉ mang tính cải thiện và ngăn ngừa biến chứng. Do đó bệnh nhân cần tuân thủ với các lời khuyên và phương pháp điều trị bệnh của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thêm các loại thuốc mà bác sĩ không kê đơn, không tự tăng giảm liều lượng thuốc. Cần nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và thời gian biểu sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng mỡ tích tụ và các tổn thương gan đang gặp phải.
Qua bài viết, hi vọng người bệnh có thể hiểu được phần nào gan nhiễm mỡ là bệnh gì, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Mặc dù bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hại tới tính mạng nhưng nếu được điều trị tích cực từ sớm thì hoàn toàn có kết quả hồi phục tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.