Hẹp van tim hai lá nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tăng áp động mạch phổi, biến chứng suy tim,…Bởi vậy, băn khoăn của những bệnh nhân về khả năng điều trị hẹp van tim hai lá là hết sức dễ hiểu. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu bệnh hẹp hai lá có điều trị được không, điều trị có khó không, các phương pháp điều trị là gì nhé.
Bạn đang đọc: Điều trị hẹp van tim hai lá có khó không?
1. Hẹp van tim hai lá có thể chữa khỏi không?
Hẹp van tim hai lá là tình trạng van hai lá dày lên, dính mép van khiến van không thể mở hoàn toàn để đưa máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Điều này làm giảm một phần lượng máu đến thất trái, khiến tuần hoàn máu giữa các buồng tim bị ảnh hưởng. Để đáp ứng đủ lượng máu cần thiết cho thất trái, đảm bảo chu trình tuần hoàn không bị đứt gãy, tim phải làm việc nhiều hơn dẫn đến suy tim.
Mặt khác, máu không được tống hết xuống thất trái sẽ ứ lại ở nhĩ trái và tại phổi gây khó thở cho người bệnh. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng áp động mạch phổi và biến chứng suy tim phải.
Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bệnh nhân bị hẹp van hai lá vẫn có thể được điều trị để chung sống với bệnh này, đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể.
Bệnh hẹp van hai lá không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể điều trị nhằm giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.
2. Điều trị hẹp van tim hai lá có khó không?
Khả năng chữa trị của bệnh hẹp van tim hai lá tùy thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh.
Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu, khi bệnh còn nhẹ (diện tích lỗ van >1,5 cm2, chênh áp qua van
Bệnh được phát hiện ở giai đoạn này cũng dễ cải thiện hơn và đỡ tốn kém nhất.
Ngược lại, bệnh càng được phát hiện muộn, mức độ hẹp van càng nặng thì càng khó điều trị, phác đồ cũng phức tạp hơn, thường phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau mới đem lại hiệu quả.
3. Các phương pháp điều trị
3.1 Điều trị hẹp van tim hai lá bằng thuốc
Cho đến nay, dùng thuốc vẫn là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh hẹp van tim. Phương pháp này thường được chỉ định trong những trường hợp van tim hẹp trung bình đến nặng, bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu hoặc hẹp van do các bệnh lý. Mục đích của việc điều trị hẹp van 2 lá bằng thuốc gồm:
– Làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh
– Điều trị tích cực các bệnh lý nguy cơ như bệnh tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp…
– Phòng ngừa các biến chứng, trì hoãn thời gian phẫu thuật
Các loại thuốc được sử dụng cho người bị hẹp van hai lá thường là:
– Thuốc điều trị thiếu máu, giúp tăng cường cung cấp oxy cho cơ tim, giảm bớt gánh nặng tuần hoàn cho tim,…
– Thuốc chẹn beta, giúp ổn định nhịp tim của người bệnh
– Thuốc lợi tiểu thường dùng trong những trường hợp sưng phù
– Thuốc chống đông máu nhằm ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối
– Thuốc điều trị mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp
– Thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn ngừa và điều trị trong trường hợp bệnh nhân bị hẹp van tim do nhiễm trùng
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh loạn nhịp tim khi đi bộ nhiều
Các loại thuốc điều trị hẹp van tim hai lá thường được dùng trong các trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó chịu.
3.2 Điều trị hẹp van tim hai lá bằng phẫu thuật
Phẫu thuật van tim thường được chỉ định trong các trường hợp van tim hai lá hẹp rất nặng, các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng hoặc bệnh nhân đã xuất hiện các biến chứng như suy tim, rung nhĩ, tăng áp động mạch phổi, phù phổi, …
Các biện pháp can thiệp, phẫu thuật gồm:
– Nong van tim
Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao, thường khuyến khích trong điều trị hẹp van hai lá. Tuy nhiên chống chỉ định trong những trường hợp nhĩ trái có huyết khối, van hai lá bị vôi hóa quá nặng, hẹp van hai lá kèm hở van từ trung bình đến nặng, hẹp van hai lá bẩm sinh.
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ luồn một ống thông vào van tim, sau đó bơm căng 1 quả bóng và dùng giá đỡ để tăng diện tích lỗ van, tăng khả năng tống máu của van.
– Sửa chữa van tim
Biện pháp mổ mở nhằm tách các cánh van bị dính lại với nhau. Dù có hiệu quả tương tự như nong van tim nhưng đây là kỹ thuật mổ hở nên không được khuyến khích sử dụng.
– Thay van tim
Khi tất cả các biện pháp điều trị không đem lại hiệu quả, người bệnh sẽ được thay van tim. Theo đó, van tim bị hẹp sẽ được thay thế bằng một van nhân tạo, có thể là van cơ học hoặc van sinh học.
Phương pháp này có thể cải thiện rõ rệt tình trạng hẹp van nhưng trên thực tế các van tim nhân tạo đều có xu hướng hình thành các cục máu đông. Vì vậy sau khi thay van, bệnh nhân cần phải duy trì thuốc chống đông trong một khoảng thời gian nhất định, thậm chí là suốt đời.
>>>>>Xem thêm: Hở van động mạch chủ nhẹ: Chớ coi thường!
Bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm chẩn đoán trước và trong suốt quá trình điều trị bệnh hẹp van hai lá.
Như vậy có thể thấy, điều trị hẹp van tim hai lá không khó nếu bạn phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, duy trì lối sống tích cực. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị bằng phác đồ tối ưu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.