Hiện tượng dị vật kết giác mạc là tình trạng mắt bị sự tấn công của các vật lạ tới từ bên ngoài. Hiện tượng này cần phải được thăm khám và xử lý càng sớm càng tốt, phòng trường hợp chúng có khả năng gây tổn thương, trầy xước giác mạc, hoặc làm ảnh hưởng tới thị lực đôi mắt.
Bạn đang đọc: Điều trị hiện tượng dị vật kết giác mạc như thế nào?
1. Tìm hiểu chung về dị vật trong giác mạc
1.1. Dị vật kết giác mạc là như thế nào?
Bệnh nhân bị dị vật ở bên trong mắt là tình trạng thường gặp khi gặp vật lạ từ bên ngoài (bụi bẩn, kim loại,…) rơi vào mắt. Những dị vật này sau đó sẽ có thể gây ảnh hưởng tới lớp giác mạc, kết mạc trong mắt. Từ đó, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện hiện tượng cộm, đỏ, đau mắt bên trong mắt. Nếu các dị vật này không được xử lý và lấy ra thì chúng sẽ có khả năng làm ảnh hưởng tới thị lực sau này của mắt.
Giác mạc cũng được xem là một bộ phận quan trọng của mắt, có tác dụng là nơi ánh sáng đi qua, sau đó tập trung tại võng mạc ở phía sau mắt. Khi dị vật bên ngoài rơi vào, bám lại ở phía trước mắt, chúng gây ra những vết xước, tổn thương tới giác mạc.
Bệnh nhân bị dị vật ở bên trong mắt là tình trạng thường gặp khi gặp vật lạ từ bên ngoài (bụi bẩn, kim loại,…) rơi vào mắt
1.2. Triệu chứng điển hình khi gặp dị vật kết giác mạc
Khi bệnh nhân bị dị vật rơi vào mắt, sẽ thấy xuất hiện một số triệu chứng điển hình như sau:
– Mắt xuất hiện cảm giác căng tức, khó chịu liên tục.
– Cảm giác cộm xuất hiện, mắt đóng mở nhiều lần, đi kèm với hiện tượng chảy nước mắt nhiều.
– Mắt đỏ, sưng đau, nhất là khi gặp ánh sáng mạnh.
– Bệnh nhân vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Đối với trường hợp dị vật xâm nhập sâu vào bên trong mắt thì rất hiếm gặp. Những trường hợp này thường nguyên nhân là do bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi các tác động mạnh như: vụ nổ, tai nạn,…Mắt khi bị tác động từ những nguyên này sẽ có hiện tượng chảy dịch, chảy máu từ mắt.
1.3. Khi nào cần đi thăm khám bác sĩ nhãn khoa?
Nếu bạn gặp một số hiện tượng dị vật như sau thì nên chủ động đi thăm khám bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách:
– Không thể loại bỏ dị vật ở bên trong giác mạc với nước, thuốc nhỏ mắt thông thường.
– Dị vật ở sâu bên trong mắt, không thể lấy ra dễ dàng.
– Thị lực bị ảnh hưởng, không nhìn thấy được bình thường.
– Không thể đóng mở mắt bình thường.
1.4. Những dị vật nào thường bay vào mắt?
Một số loại dị vật thường rơi vào mắt phổ biến đó là:
– Sợi lông mi, gỉ mắt, bụi bẩn.
– Mùn cưa, phấn trang điểm, mỹ phẩm.
– Các loại kính áp tròng.
– Các mảnh thủy tinh, hạt kim loại từ bên ngoài.
2. Phương pháp điều trị khi bị dị vật trong giác mạc
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng đau mắt hột và cách điều trị
Mắt xuất hiện cảm giác căng tức, khó chịu liên tục
Khi bị dị vật trong giác mạc, bệnh nhân cần chủ động đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và xử lý. Thông thường để phát hiện ra các dị vật này, bác sĩ nhãn khoa sẽ sử dụng đèn khe chuyên dụng để soi vào mắt, quan sát bên trong giác mạc, mống mắt, phần thủy tinh thể cũng như dịch lỏng bên trong mắt.
Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tổng quát phần mí mắt, nhãn cầu, kiểm tra sự đối xứng và phản ứng lại ánh sáng của đồng tử. Bên cạnh đó, thông qua kiểm tra, bác sĩ có thể quan sát được các chấn thương có thể gặp ở bên trong nhãn cầu, dị vật có thể có.
Qua các bước kiểm tra này, bác sĩ cũng có thể quan sát được xem giác mạc có bị trầy xước, tổn thương hay rò rỉ dịch nước hay không. Tùy thuộc vào tình trạng dị vật trong mắt của mỗi bệnh nhân, bác sĩ có thể kiểm tra kỹ ở sâu bên trong mắt và võng mạc.
3. Làm thế nào để lấy dị vật bên trong mắt ra ngoài?
Việc lấy dị vật bên trong mắt ra ngoài sẽ phụ thuộc vào từng loại dị vật, cũng như vị trí của dị vật trong mắt. Quy trình lấy dị vật đơn giản nhất như sau:
– Vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng và nước để tránh nhiễm trùng mắt.
– Kiểm tra phản ứng với ánh sáng của mắt có bình thường hay không.
– Mắt nhìn lên trên, trong khi đó kéo mi dưới thấp xuống và ngược lại để kiểm tra vị trí dị vật.
– Ngâm bên mắt có dị vật vào nước sạch và chớp mắt nhiều lần để đẩy dị vật ra bên ngoài. Có thể sử dụng cốc chuyên dụng để rửa mắt sạch sẽ.
– Nếu dị vật có thể nhìn thấy bằng mắt, sử dụng gạc ấm để lấy dị vật ra bên ngoài.
– Đối với trường hợp dị vật bám chắc vào bên trong mắt, có thể xối nước liên tục vào mắt để dị vật được đẩy ra ngoài.
– Đối với trẻ nhỏ, nên giữ cho trẻ ngửa mặt và nhỏ nước vào mắt giúp các dị vật trôi ra ngoài.
4. Phương pháp điều trị tổn thương do dị vật ở bên trong mắt gây ra
Khi dị vật ở trong mắt gây những tổn thương, trầy xước giác mạc thì cần phải kết hợp các phương pháp điều trị bằng cách bôi thuốc mỡ, nhỏ kháng sinh, thuốc giảm đau,…để giúp giác mạc mau chóng hồi phục.
Nếu vết trầy xước, tổn thương quá lớn, người bệnh có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật vá giác mạc.
Nếu dị vật gây tổn thương ở mống mắt, thủy tinh thể, võng mạc,…thì bệnh nhân cần xin ý kiến chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Đối với một số dạng cấp cứu như: vỡ nhãn cầu, xuất huyết tiền phòng thì bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật hoặc theo dõi mắt sát sao.
5. Xây dựng thói quen giúp bảo vệ thị lực khi bị dị vật bên trong mắt
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ nguy hại đến sức khỏe thị lực
Chủ động đi gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn phương án xử lý đúng cách
Bên cạnh việc lấy dị vật ra khỏi mắt, bạn cần có biện pháp để phòng tránh việc nhiễm trùng cũng như bảo vệ thị lực cho đôi mắt. Một số biện pháp hiệu quả có thể áp dụng đó là:
– Không nên dụi mắt, chà xát hay tạo áp lực lên đôi mắt.
– Không nên sử dụng các dụng cụ (kẹp, băng gạc, bông) trên bề mặt đôi mắt.
– Không nên tháo kính áp tròng trong mắt, trừ khi bị sưng một cách đột ngột, chấn thương do hóa chât gây nên.
– Thường xuyên vệ sinh mắt với nước muối sinh lý để tránh nhiễm trùng.
– Chủ động đi gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn phương án xử lý đúng cách.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc, xử lý hiện tượng dị vật ở bên trong mắt. Nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin khác hoặc đặt lịch thăm khám bác sĩ nhãn khoa, vui lòng liên hệ tới Thu Cúc TCI để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.