Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay và những điều cần biết

Đau cổ vai cánh tay là nỗi ám ảnh của nhiều người vì bệnh ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, sinh hoạt, công việc hàng ngày. Tình trạng này ngày càng phổ biến đặc biệt ở người trẻ tuổi làm việc văn phòng. Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay cần thực hiện sớm, phù hợp để ngăn ngừa biến chứng.

Bạn đang đọc: Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay và những điều cần biết

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây nên hội chứng cổ vai cánh tay

Hội chứng cổ vai cánh tay còn có tên gọi khác là hội chứng vai cánh tay hoặc bệnh lý rễ tủy cổ. Triệu chứng lâm sàng bao gồm dấu hiệu ở các bệnh lý cột sống cổ kèm theo rối loạn chức năng các rễ, dây thần kinh cổ, tủy cổ. Điều này làm ảnh hưởng đến cử động của cổ, vai và cánh tay.

Nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng cổ vai cánh tay bao gồm:

– Thoái hóa cột sống cổ

– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm:

– Loãng xương

– Bệnh lý viêm cột sống

– Bệnh lý phần mềm cột sống

– Chấn thương

– Khối u

2. Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết hội chứng đau cổ vai cánh tay

Dấu hiệu của mỗi người bệnh mắc hội chứng này có thể khác nhau do vị trí rễ thần kinh tổn thương không giống nhau. Ngoài ta, triệu chứng còn phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương và giai đoạn của bệnh.

Triệu chứng thường gặp do hội chứng cổ vai cánh tay bao gồm:

– Đau cổ vai gáy cùng với một bên cánh tay: cơn đau bắt đầu diễn ra âm ỉ và tăng dần khi xoay đầu, gập cổ hoặc vận động mạnh.

– Rối loạn cảm giác, rối loạn vận động diễn ra tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống bị ảnh hưởng.

– Khả năng vận động cổ bị hạn chế, có thể bị vẹo cổ.

Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay và những điều cần biết

Các cơn đau khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế, ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc

3. Phương pháp điều trị hội chứng cổ vai cánh tay như thế nào?

3.1. Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay – phương pháp không dùng thuốc

Việc thay đổi lối sống, sinh hoạt cũng tác động không nhỏ đến hội chứng đau cổ vai gáy. Do đó, người bệnh nên sinh hoạt và lao động thường ngày đúng tư thế. Cụ thể tránh ngồi một chỗ quá lâu, tránh các tư thế ảnh hưởng đến cổ, vai, cánh tay. Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn về các bài tập vận động phù hợp cho vùng cổ vai gáy, cánh tay.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu để điều trị hội chứng này, cụ thể:

– Sử dụng liệu pháp nhiệt

– Kích thích điện

– Xoa bóp bấm huyệt

– Châm cứu

3.2. Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay dùng thuốc (phương pháp nội khoa)

Nếu người bệnh đau cổ vai cánh tay dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm khi thực hiện các phương pháp điều trị không dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc phù hợp, bao gồm:

– Thuốc giảm đau thông thường

– Thuốc giảm đau dạng phối hợp

– Thuốc kháng viêm không steroid

– Thuốc giãn cơ

– Thuốc giảm đau thần kinh

– Thuốc tăng cường khả năng dẫn truyền thần kinh

Lưu ý rằng thuốc giảm đau có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng sai liều lượng. Do đó, người bệnh điều trị hội chứng cổ vai cánh tay cần tuân thủ phác đồ bác sĩ đưa ra.

Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay và những điều cần biết

Người bệnh cần thăm khám để được chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, ngăn chặn biến chứng xảy ra

3.3. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp bệnh nhân đau nhiều hơn và việc dùng thuốc giảm đau không đem lại hiệu quả nữa, bác sĩ cân nhắc điều trị ngoại khoa. Bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật cột sống để giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh.

3.4. Thông tin một số phương pháp điều trị khác

Ngoài phẫu thuật, bệnh nhân có thể điều trị cổ vai cánh tay bằng một số cách sau:

– Tiêm corticosteroid bên ngoài màng cứng

– Tiêm khớp liên mỏm sau cạnh cột sống cổ

Những phương pháp này cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa và thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín. Nếu không đảm bảo các nguyên tắc khi tiêm sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chuyên gia Cơ xương khớp tại Thu Cúc TCI lưu ý trong quá trình điều trị, người bệnh nên:

– Duy trì tư thế thích hợp ở vùng đầu cổ và vai gáy

– Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng cá nhân

– Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất

– Thăm khám thường xuyên và tới cơ sở y tế khi triệu chứng đau trở nên nghiêm trọng

– Uống thuốc đầy đủ, tránh tự ý cắt giảm liều lượng và bỏ thuốc giữa chừng

4. Biện pháp phòng ngừa chứng đau cổ vai gáy ai cũng nên biết

Tình trạng đau cổ vai gáy hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu sinh hoạt và vận động khoa học. Chuyên gia TCI gợi ý một số giải pháp đơn giản và hiệu quả như sau:

4.1. Thực hành tư thế đúng

Các cơn đau vùng cổ vai gáy có thể được phòng ngừa nếu chúng ta thực hành tư thế đúng khi:

– Ngồi

– Đi lại

– Ngủ

Ngồi thẳng lưng và duy trì tư thế tốt giúp hạn chế đau lưng, giảm áp lực lên các vùng cổ, vai. Nhờ đó ngăn ngừa nhiều bệnh lý xương khớp trong đó có hội chứng cổ vai cánh tay

4.2. Tập thể dục

Thói quen tập thể dục đều đặn giúp vùng cổ, vai và lưng thư giãn sau một ngày làm việc. Bên cạnh đó, vận động thường xuyên còn giúp tăng cường sức khỏe các bộ phận này. Lưu ý rằng bạn cần luyện tập theo đúng kỹ thuật để tránh kéo căng cơ, gân, dây chằng quá mức và dẫn đến chấn thương không mong muốn.

Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Đặc điểm của ống cổ tay và các bệnh lý thường gặp

Nhân viên văn phòng nên vận động nhẹ nhàng để cổ, vai được thư giãn

4.3. Hạn chế hoạt động gây căng thẳng cho vùng cổ vai gáy

Các hoạt động lặp đi lặp lại hoặc thói quen ngồi, nằm quá lâu có thể gây căng thẳng cho vùng cổ vai gáy. Thói quen này dẫn đến hình thành các cơn đau nhức mỏi khó chịu. Vì vậy, khi làm việc hãy đứng dậy và di chuyển xung quanh sau mỗi 30 phút. Bên cạnh đó, mỗi người cần chú ý một số điều sau:

– Sử dụng ghế ngồi có chiều cao phù hợp, có khả năng hỗ trợ vùng cổ vai gáy.

– Không nghe điện thoại ở tư thế kẹp ở giữa vai và cổ.

– Nghỉ giải lao, đi lại và vận động nhẹ nhàng thường xuyên.

– Không mang vác đồ nặng.

Hội chứng cổ vai cánh tay nếu không được điều trị phù hợp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng cảnh báo, bạn nên đến chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *