Điều trị I 131 cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng sống gần như tuyệt đối ở những giai đoạn đầu nếu được điều trị tích cực. Trong số các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh, điều trị I 131 cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp được đánh giá cao, giảm đáng kể nguy cơ tái phát bệnh.

Bạn đang đọc: Điều trị I 131 cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Tìm hiểu thêm: Có nên bọc răng sứ kim loại – Thắc mắc của nhiều người

Điều trị I 131 cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

>>>>>Xem thêm: Gan nhiễm mỡ độ 3

Ung thư tuyến giáp bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp bắt đầu từ tuyến giáp, tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể có chức năng sản xuất hoóc môn điều hòa nhịp tim, huyết áp, cân nặng và nhiệt độ cơ thể. Ung thư tuyến giáp được phân chia thành 2 loại bao gồm: ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Trong đó, ung thư tuyến giáp thể biệt hóa phổ biến nhất, chiếm khoảng 80 – 90% số ca mắc.

Việc lựa chọn hay phối hợp các phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là loại ung thư và giai đoạn tiến triển bệnh. Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp nạo vét hạch cổ thường là phương pháp được chỉ định đầu tiên để loại bỏ triệt căn tế bào ung thư. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát sau phẫu thuật là rất lớn, có thể lên tới 40% nếu không kết hợp các phương pháp bổ trợ khác. Điều trị kết hợp với I 131, nguy cơ tái phát bệnh giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 2 – 3%.

Điều trị I 131 cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp là gì?

Tìm hiểu thêm: Có nên bọc răng sứ kim loại – Thắc mắc của nhiều người

Điều trị I 131 cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

>>>>>Xem thêm: Gan nhiễm mỡ độ 3

I 131 có thể được đưa vào cơ thể qua tiêm hoặc uống

I 131 là đồng vị phóng xạ được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp. I 131 được tạo ra từ I ốt bình thường qua máy gia tốc và biến thành các loại I ốt có khả năng phóng xạ để phá hủy khối u.

Tại tuyến giáp I 131 phát ra tia beta, gamma. Trong đó beta là tia có tác dụng điều trị ung thư tuyến giáp bằng cách phá hủy các tổ chức tế bào tuyến giáp, gãy đứt các nhiễm sắc thể làm cho tế bào mất khả năng phân chia, gây xơ teo mạch máu cho tổ chức tuyến… Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, điều trị bằng I 131 an toàn, mang lại hiệu quả cao và đơn giản.

Trước khi điều trị bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân ngưng sử dụng hoóc môn tuyến giáp 4 – 6 tuần và thực hiện chế độ ăn hạn chế I ốt để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả hơn.

Liều lượng I 131 đưa vào cơ thể phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người dựa trên kết quả chẩn đoán mô giáp cần phá hủy. Đặc tính của phương pháp điều trị này là tia Beta có đường đi ngắn, chỉ tập trung tác động đến tế bào ung thư và các mô lành ít có khả năng nắm bắt I 131 nên bệnh nhân ít phải chịu tác dụng phụ hơn. Sau điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề như đau cổ, viêm tuyến nước bọt nhưng tình trạng này sẽ giảm sau vài ngày.

Bệnh nhân điều trị I 131 cần chú ý những gì?

  • Sau điều trị I 131, bệnh nhân có thể phải cách ly để đảm bảo an toàn cho những người tiếp xúc, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có thai do I 131 có đặc tính phóng xạ. Thời gian cách ly phụ thuộc vào liều lượng sử dụng và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Nữ giới sau điều trị ung thư tuyến giáp bằng I ốt phóng xạ có thể bị mãn kinh sớm, nam giới có thể bị vô sinh tạm thời trong khoảng thời gian 2 năm. Vì vậy, trước khi thực hiện tiến hành điều trị, bác sĩ thường xuyên bệnh nhân nên đông lạnh tinh trùng để thuận tiện cho việc thụ tinh nhân tạo sau này.

Tìm hiểu thêm: Có nên bọc răng sứ kim loại – Thắc mắc của nhiều người

Điều trị I 131 cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

>>>>>Xem thêm: Gan nhiễm mỡ độ 3

TS. BS Lim Hong Liang điều trị các bệnh ung thư đầu cổ tại Bệnh viện Thu Cúc

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị ung thư. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp có TS. BS Lim Hong Liang, bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị các bệnh ung thư đầu cổ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *