Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Chị em phụ nữ trong mãn kinh thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó phải kể đến loãng xương. Loãng xương làm gia tăng nguy cơ gãy xương, thậm chí là tàn phế. Dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ cung cấp một số kiến thức bổ ích về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị loãng xương cho chị em tham khảo.

Bạn đang đọc: Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

1. Bệnh loãng xương thường gặp ở phụ nữ mãn kinh. Dấu hiệu loãng xương 

1.1 Bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Loãng xương là bệnh lý âm thầm, mạn tính, do đó điều trị và quản lý bệnh cần trong thời gian dài. Bệnh loãng xương ở phụ nữ vừa do tác động của tuổi tác lại vừa do vấn đề mãn kinh mang lại. Với chị em phụ nữ, hoocmon nội tiết estrogen quyết định hình thái, sắc đẹp của phụ nữ. Đặc biệt estrogen đóng vai trò chung trong cơ thể là vận chuyển và gắn kết canxi với tế bào khung xương. Bởi thế, khi bước vào tuổi mãn kinh, lượng estrogen suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới xương của phụ nữ. Đây là bệnh loãng xương nguyên phát typ 1.

Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Thiếu hụt nội tiết tố nữ (estrogen) làm đẩy nhanh diễn tiến của bệnh loãng xương

Như vậy, phụ nữ sau mãn kinh sẽ phải gánh chịu hai quá trình gây loãng xương, đó là loãng xương do tuổi và loãng xương do thiếu hụt estrogen, làm cho họ bị loãng xương sớm hơn, nhanh hơn, nặng hơn nam giới.

1.2 Dấu hiệu loãng xương

Biểu hiện của bệnh loãng xương thường đến khá muộn và dấu hiệu thường gặp là đau những vùng xương chịu áp lực của trọng lượng cơ thể như:

– Đau xương gót, trên xương chày của cẳng chân

– Đau ở vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng

Hậu quả của loãng xương có thể gây nên gãy đầu dưới xương cẳng tay, gãy xương hông và lún xẹp đốt sống. Phụ nữ sau mãn kinh có thể bị thấp đi khoảng 6,4cm và bị gù, còng lưng và vẹo cột sống.

2. Nguyên nhân loãng xương và các biện pháp phòng ngừa loãng xương hiệu quả ở phụ nữ tiền mãn kinh.

2.1 Nguyên nhân loãng xương

Có rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương cho phụ nữ mãn kinh nhưng nhìn chung ta có thể chia ra làm 2 nhóm chính: nguyên nhân có thể kiểm soát và nguyên nhân không thể kiểm soát.

Nguyên nhân có thể kiểm soát

– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có một vài người đã hoặc đang bị bệnh loãng xương thì nguy cơ bạn bị loãng xương cao hơn

– Yếu tố giới tính: tỷ lệ nữ giới loãng xương thường cao hơn nam giới

– Yếu tố sắc tộc: người da vàng và da trắng có nguy cơ loãng xương cao hơn những người da đen.

Nguyên nhân không thể kiểm soát

Thường là hậu quả của một số bệnh ảnh hưởng tới rối loạn chuyển hóa chất khoáng của xương có thể kể đến như:

– Bị thiếu hụt hormone

– Chị em từng bị gãy xương

– Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi và các khoáng chất khác như vitamin D, B6, B12, K magie, photpho,…

– Lượng canxi bị giảm canxin do ăn quá nhiều protein.

– Sự hấp thu canxi giảm do uống quá nhiều hoặc lạm dụng rượu, cà phê.

2.2 Các biện pháp phòng ngừa loãng xương

Chị em mãn kinh có thể phòng ngừa loãng xương bằng cách bổ sung canxi qua thực phẩm:

– Sữa và các chế phẩm từ sữa như pho-mát, sữa chua,..

– Các loại cá giàu canxi đặc biệt là cá mòi, cá thu

– Các loại rau củ hạt như cải xoăn, lơ xanh, củ cải đường, đậu nành, rau xanh đậm màu

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Sữa chua, pho mát…phòng ngừa loãng xương rất tốt

Bên cạnh những yếu tố về dinh dưỡng, chị em cần kiểm soát tốt các bệnh về nội tiết như bệnh lý tuyến giáp, thượng thận, tuyến cận giáp,.. và kiểm soát các bệnh đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, gan,.. sẽ làm chậm lại tốc độ loãng xương. Không những vậy cần hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục đều đặn, khám sức khỏe theo định kỳ để phát hiện bệnh lý và có phác đồ điều trị kịp thời.

3. Lưu ý trong điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. 

Tất cả các đối tượng nói chung và phụ nữ mãn kinh nói riêng đều cần có lối sống tích cực nhằm mục đích loại bỏ các nguy cơ gây mất xương và nguy cơ gây gãy xương với một số lưu ý sau:

– Muốn điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, bạn nên thường xuyên tập thể dục thể thao  khoảng 30 phút mỗi ngày với những bài tập vừa sức như đi bộ, chơi tennis, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu và các bài tập chuyên biệt để làm cho lưng khỏe hơn.

– Nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhất là canxi (thành phần quan trọng nhất cấu thành xương), florua (chất khoáng thiết yếu trong việc hình thành xương và răng, có trong hải sản, gelatin,..), magiê (ngăn chặn sự gãy xương và làm tăng đáng kể mật độ xương), vitamin D, acid béo omega 3 (giảm được sự bài tiết canxi qua thận, tăng lượng canxi mà xương hấp thụ, cản trở hoạt động của các tế bào hủy xương và kích thích hoạt động của các tế bào tạo xương), đậu tương (giàu phytoestrogen, một hormon thực vật giống hệt estrogen ở người).

– Bên cạnh đó, cần hạn chế đưa vào cơ thể những chất góp phần làm mất canxi và magiê như đồ uống có cafein, nước ngọt có gas, chất cồn và muối.

– Giữ ổn định trọng lượng vì thừa cân cũng làm bộ xương phải chịu lực nhiều hơn.

– Thăm khám xương khớp định kỳ, đo độ loãng xương để được bác sĩ chẩn đoán mức độ loãng xương đưa ra phác đồ điều trị loãng xương phù hợp tránh biến chứng mất xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Phụ nữ tuổi mãn kinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý tim mạch, xương khớp,…vì vậy cần chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần để được theo dõi điều trị sớm nhất.

Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

>>>>>Xem thêm: Thói quen xấu gây ung thư vú chị em cần biết

Thu Cúc TCI là địa chỉ điều trị loãng xương được nhiều chị em lựa chọn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI có thực hiện thăm khám và điều trị loãng xương tiền mãn kinh. Khi đến với Thu Cúc TCI khách hàng sẽ được khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa đồng thời thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng nội tiết tố để kiểm tra xem có bị loãng xương không và tiến hành điều trị kịp thời. Chị em có bất kỳ thắc mắc nào về điều trị loãng xương hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *