Bệnh nấm lưỡi thường xuất hiện ở nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tác nhân chính gây bệnh là do nấm Candida và không dễ để điều trị nấm lưỡi, yêu cầu người bệnh cần phải kiên trì. Vậy phải đâu là biện pháp chữa trị phù hợp? Mọi người có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Điều trị nấm lưỡi hiệu quả bằng cách nào?
1. Nấm lưỡi và cách nhận biết nấm lưỡi
1.1 Thế nào là nấm lưỡi?
Bệnh nấm lưỡi còn được biết đến là tình trạng lưỡi bị tưa. Bệnh này bắt nguồn từ nấm Candida ở trong miệng, lưỡi hoặc má trong phát triển quá mức. Nếu không điều trị nấm lưỡi khiến chuyển biến nặng, tình trạng nấm có thể lan rộng ra vòm miệng, nướu hoặc họng.
Tác nhân chính gây bệnh nấm lưỡi là do nấm Candida và không dễ điều trị, yêu cầu người bệnh cần phải kiên trì.
Thậm chí khi không được điều trị đúng cách và kịp thời, nấm sẽ đi xuống tới cả hệ tiêu hóa. Chúng đi từ thực quản đến đường ruột và các cơ quan khác. Ví dụ như gan, phổi, … dẫn tới vấn đề nấm đa phủ tạng.
Tình trạng nấm lưỡi có thể xuất hiện ở bất kì ai. Nhưng nhóm đối tượng dễ mắc phải nhất là trẻ nhỏ.
1.2 Triệu chứng của bệnh nấm lưỡi
Ta có thể nhận biết tình trạng nấm lưỡi dựa trên những triệu chứng sau:
– Xuất hiện lớp phủ màu trắng: Biểu hiện ban đầu là lưỡi của người bệnh xuất hiện những chấm trắng nhỏ, sau đó lan thành mảng rộng hơn. Kéo dài thành lớp phủ màu trắng xung quanh lưỡi. Nếu bệnh kéo dài, có thể sẽ lan sâu vào vòm họng và dẫn đến các biến chứng nặng hơn.
– Lưỡi chuyển màu: Bạn có thể nhận thấy sự biến đổi này khi lưỡi bạn chuyển thành màu đậm hơn so với bình thường. Khi thể trạng tốt đồng nghĩa với màu lưỡi tương ứng là màu hồng, khỏe mạnh. Ngược lại khi sức khỏe bạn giảm sút hay gặp vấn đề về chế độ ăn uống, việc sử dụng nhiều thuốc lá hay cà phê cũng khiến lưỡi bạn bị chuyển màu.
– Lưỡi xuất hiện nốt đỏ: Đây là biểu hiện của lưỡi bị viêm, nhiễm trùng do sự tấn công của vi khuẩn nấm dẫn đến rất nhiều khó khăn cho sinh hoạt của bạn.
Tìm hiểu thêm: Toàn cảnh quy trình nha khoa cạo vôi răng
Nấm lưỡi thường gặp ở trẻ em
Bệnh nấm lưỡi gây ra cảm giác đau rát, khó chịu. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến mất cảm giác của vị giác, gây bất lợi cho việc ăn uống hàng ngày, cơ thể sẽ thiếu chất nghiêm trọng. Việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể cũng gặp nhiều khó khăn.
2. Những nguyên nhân dẫn đến nấm lưỡi
2.1 Hệ thống miễn dịch suy giảm
Thông thường, sự hoạt động của hệ thống miễn dịch giúp con người đẩy lùi sự xâm lấn của các vi khuẩn, virus và nấm. Cùng với đó, chúng còn đóng vai trò duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và xấu trong cơ thể. Thế nhưng, khi cơ chế bảo vệ không hoạt động hiệu quả sẽ khiến số lượng nấm Candida tăng lên dẫn tới nấm trong miệng. Nhìn chung, khi hệ miễn dịch con người bị suy giảm sẽ là nguy cơ cao dẫn tới nấm lưỡi.
2.2 Sử dụng thuốc uống
Bên cạnh đó, nguyên nhân nấm miệng có thể bắt nguồn từ các yếu tố bệnh lý hay sử dụng thuốc. Điển hình là thuốc Prenisone hay kháng sinh sẽ khiến đảo lộn sự cân bằng tự nhiên của các vi sinh vật trong cơ thể.
2.3 Yếu tố bệnh lý
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ nhiễm nấm ở miệng:
– Bệnh ung thư: Khi mắc bệnh ung thư, hệ thống miễn dịch của con người sẽ suy yếu. Điều này do tác động từ bệnh lý hay các phương pháp điều trị bệnh như hóa trị, xạ trị cũng sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể. Từ đó, nguy cơ bị nhiễm trùng Candida sẽ tăng lên.
– Bệnh đái tháo đường: Đây là tình trạng bệnh tiểu đường khi không được kiểm soát tốt. Khi đó, trong nước bọt sẽ có chứa một lượng lớn đường. Điều này sẽ hỗ trợ tới sự phát triển của nấm Candida.
– HIV/AIDS: Nhóm virus này thuộc nhóm nguy hiểm dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch của con người nghiêm trọng. Chúng gây nên những thiệt hại và phá hủy các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch. Những người mắc HIV/AIDS sẽ có nguy cơ cao hơn bị mắc các bệnh lý nhiễm trùng kể cả khi cơ thể bình thường có thể chống lại. Ngoài ra, sự tái phát của bệnh nấm miệng cùng những triệu chứng khác cũng có thể chính là dấu hiệu ban đầu của thiếu hụt miễn dịch do HIV.
– Nhiễm trùng dẫn tới nấm men âm đạo xuất phát từ 1 loại nấm gây nên bệnh nấm miệng. Dù tình trạng nhiễm nấm không quá nguy hiểm nhưng nếu trường hợp bệnh nhân đang mang thai, nguy cơ lây nhiễm nấm cho thai nhi là rất cao khi chào đời.
2.4 Một số nguyên nhân khác
Một số yếu tố khác có thể dẫn tới nấm miệng như:
– Bệnh nhân đeo răng giả.
– Quá trình vệ sinh răng miệng kém, không đảm bảo.
– Miệng bị khô.
– Sử dụng nhiều thuốc lá
– …
3. Điều trị nấm lưỡi hiệu quả như thế nào?
– Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách là điều đầu tiên để điều trị nấm lưỡi. Ngoài đánh răng bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng hàng ngày hay các sản phẩm chăm sóc răng miệng được các bác sĩ kê đơn.
– Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các loại vitamin sẽ giúp cơ thể bạn đủ dưỡng chất, khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh từ các loại vi khuẩn.
– Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Điều này khiến bạn bị hỗn loạn trong khi tìm cách điều trị nấm lưỡi.
– Uống đủ lượng nước trong ngày giúp cơ thể thải những chất độc hại ra ngoài. Tăng quá trình trao đổi chất và đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm ung thư buồng trứng ở đâu?
Bệnh nhân nên đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị nấm lưỡi
– Đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự hướng dẫn từ các y bác sĩ. Điều này có thể đảm bảo tính an toàn cũng như khả năng điều trị nấm lưỡi tận gốc.
– Hạn chế việc sử dụng đồ ngọt như bánh kẹo, nước giải khát vào đêm muộn. Lúc này là thời gian nghỉ ngơi của cơ thể. Việc sử dụng các đồ ăn có chất ngọt sẽ khiến răng miệng của bạn dễ nhiễm vi khuẩn hơn.
Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về bệnh nấm lưỡi và cách điều trị nấm lưỡi hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.