Điều trị ngoại khoa – mổ sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là loại sỏi phổ biến xảy ra ở đường tiết niệu. Nếu bỏ lỡ thời điểm điều trị sớm người bệnh có thể phải thực hiện mổ sỏi bàng quang để loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể.

Bạn đang đọc: Điều trị ngoại khoa – mổ sỏi bàng quang

1. Tình trạng sỏi bàng quang gây nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào?

Sỏi bàng quang là tình trạng bàng quang có các vật chất, tinh thể rắn xuất hiện mà không được đào thải ra bên ngoài. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sỏi sẽ tiếp tục phát triển trong bàng quang. Sỏi có thể bám dính chặt vào niêm mạc bàng quang mà không di chuyển ngoài. Sỏi có thể tạo ra những biến chứng như: Rối loạn tiểu tiện, viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, nghiêm trọng hơn sẽ là giãn niệu quản, suy thận, ung thư bàng quang.

Điều trị ngoại khoa – mổ sỏi bàng quang

Bệnh nhân mổ sỏi bàng quang tại Thu Cúc TCI

2. Khi nào cần mổ mở lấy sỏi bàng quang và quy trình thực hiện

2. 1 Chỉ định mổ sỏi bàng quang

Đối với sỏi tiết đường tiết niệu nói chung và sỏi bàng quang nói riêng, nếu được phát hiện sớm khi kích thước còn nhỏ chưa gây biến chứng thì có khả năng cao điều trị bằng các phương pháp nhẹ nhàng như dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn, hiện đại như tán sỏi bàng quang nội soi ngược dòng.

Hiện nay mổ hở lấy sỏi bàng quang không còn là phương pháp phổ biến nhưng vẫn là cách điều trị sỏi bàng quang không thể thiếu được ứng dụng để điều trị một số trường hợp nhất định.

– Sỏi có kích thước lớn và rất lớn

– Sỏi bàng quang không thể điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngược dòng

– Người bệnh không đáp ứng các điều kiện trị sỏi bàng quang bằng kỹ thuật tán sỏi công nghệ cao: Tình trạng hẹp niệu đạo, túi thừa bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt…

Trên thực tế không có quy chuẩn chính xác nào về kích thước hay thời điểm phẫu thuật lấy sỏi bàng quang. Mà cần thông qua từng tình trạng của người bệnh, mức độ bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe… từ đó bác sĩ sẽ đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất.

2. 2 Các bước tiến hành phẫu thuật mổ sỏi bàng quang 

Trước khi tiến hành mổ người bệnh đều được thực hiện các xét nghiệm cơ bản để đảm bảo đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật. Sau đó bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chuẩn bị chi tiết cho ca mổ.

Bước 1: Bệnh nhân được gây mê, nằm theo tư thế phù hợp.

Bước 2: Bác sĩ sát trùng khu vực da thực hiện mổ lấy sỏi bàng quang.

Bước 3: Rạch mổ mở bàng quang với một kích thước phù hợp.

Bước 4: Kiểm tra sỏi và lấy sỏi ra ngoài qua vết rạch hở trên bàng quang.

Bước 5: Bơm rửa bàng quang, kiểm tra lại và đóng bàng quang.

Bước 6: Đặt ống thông niệu đạo, đặt dẫn lưu, khâu đóng ổ bụng.

Tìm hiểu thêm: 3 phương pháp điều trị sỏi niệu quản phổ biến hiện nay

Điều trị ngoại khoa – mổ sỏi bàng quang

Các thao tác chuẩn bị mổ sỏi bàng quang được thực hiện đầy đủ và kỹ càng

3. Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Mổ mở lấy sỏi bàng quang là phương pháp điều trị ngoại khoa giúp lấy sạch sỏi trong một lần rạch mổ, đạt hiệu quả sạch sỏi cao. Tuy nhiên do quá trình rạch mổ có vết thương lớn nên người bệnh có thể gặp một số bất lợi như sau:

– Thời gian phẫu thuật kéo dài hơn so với tán sỏi, người bệnh có thể gặp tình trạng chảy máu, xuất huyết. 

– Sau mổ người bệnh trải qua cơn đau của vết thương, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra người bệnh cần thời gian để phục hồi sức khỏe, phục hồi vết thương.

Để hạn chế những biến chứng xấu có thể gặp phải đồng thời nâng cao khả năng bình phục nhanh, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín chuyên nghiệp, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị y tế hiện đại, dịch vụ chăm sóc khách hàng đạt tiêu chuẩn. 

4. Cách điều trị ngoại khoa sỏi bàng quang không mổ mở  

Với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều cải tiến trong điều trị sỏi bàng quang đã ra đời nhằm giúp người bệnh loại bỏ sỏi nhẹ nhàng, an toàn, không mất sức… Đó là tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser – kỹ thuật tán sỏi hoàn toàn qua đường tự nhiên là đường ống dẫn nước tiểu, không có vết mổ.

Người bệnh được nằm theo tư thế sản khoa, một ống nội soi được đưa vào từ lỗ tiểu qua niệu đạo tới bàng quang để tìm sỏi. Thông qua hình ảnh thu được của máy nội soi, tiếp tục sử dụng dây dẫn năng lượng laser đi qua con đường này để phân tách sỏi thành vụn nhỏ. Vụn sỏi sau đó được hút gắp ra ngoài trả lại không gian cho bàng quang.

Bằng cách thức hoạt động này nên người bệnh không có vết mổ, ít đau, ít xâm lấn, ít chảy máu. Do vậy rất nhanh chóng phục hồi và ra viện. Thường chỉ sau khoảng 24h là có thể xuất viện về nhà. Sau khoảng 1-2 tuần là sức khỏe phục hồi hoàn toàn. Kỹ thuật này cũng mang đến độ an toàn cao, người bệnh rất ít gặp tình trạng nhiễm trùng hay biến chứng hậu phẫu.

Điều trị ngoại khoa – mổ sỏi bàng quang

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu tán sỏi ngoài cơ thể giá bao nhiêu?

Tán sỏi nội soi ngược dòng được ứng dụng trong điều trị ngoại khoa ít xâm lấn cho sỏi bàng quang đạt hiệu quả cao

5. Lời khuyên giảm khả năng mổ mở cho bệnh nhân mắc sỏi bàng quang 

Đối với bản thân người bệnh khi bị sỏi bàng quang, cần thường xuyên thăm khám định kỳ để theo dõi sỏi ở mức độ nào, kích thước, số lượng sỏi, sỏi có gây biến chứng cấp tính hay mạn tính gì không… để có hướng điều trị kịp thời. Nhiều bệnh nhân không theo dõi tiến triển cụ thể của sỏi, liên tục sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh… Đến khi không thể chịu đựng được nữa đến bệnh viện, đã ở trong tình trạng sỏi đã rất lớn, gây nhiều biến chứng. Lúc này tán sỏi công nghệ cao không thể được sử dụng bởi sỏi lâu năm đã rất cứng không thể tán được thành vụn…

Lời khuyên cho bệnh nhân là khi gặp các triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang như: Đau vùng thắt lưng, bàng quang, tiểu buốt, tiểu rắt, buồn tiểu nhiều lần, tiểu máu… cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn phương pháp điều trị sớm. Điều trị sỏi sớm người bệnh càng dễ dàng tiếp cận với các phương pháp nhẹ nhàng, tiết kiệm nhiều chi phí và đồng thời ít ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát, nhanh chóng quay trở lại làm việc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *