Điều trị, phòng ngừa thoái hóa khớp gối ở người già

Người cao tuổi dễ mắc các vấn đề liên quan đến xương khớp trong đó thoái hóa khớp gối là bệnh phổ biến. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp gối ở người già một cách hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết về bệnh thoái hóa khớp gối dưới đây.

Bạn đang đọc: Điều trị, phòng ngừa thoái hóa khớp gối ở người già

1. Tại sao thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở người lớn tuổi?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên, người già dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn người trẻ do khi bước vào giai đoạn lão hóa, con người bắt đầu phải đối mặt với tình trạng thoái hóa nhiều bộ phận, trong đó có khớp gối. Cùng với quá trình lão hóa, tốc độ tái tạo và sản sinh các tế bào sụn không còn được như thời trẻ, chất lượng sụn khớp cũng giảm dần. Hơn nữa, quá trình tiết dịch nhầy để bôi trơn các khớp chậm thậm chí là mất hẳn. Tuổi tác càng cao, sụn khớp mất tính đàn hồi, trở nên khô cứng hoặc nứt vỡ, gây đau và làm hạn chế cử động.

Như vậy, tuổi tác là nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp gối, thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh và nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khiến khớp gối bị thoái hóa như:

– Béo phì, thừa cân: trọng lượng lớn đè nặng lên xương khớp, đặc biệt khớp gối sẽ khiến khớp ngày càng suy yếu. Nếu tình trạng thừa cân kéo dài sẽ khiến khớp gối sớm bị thoái hóa.

– Ngồi hoặc đứng quá lâu: lối sống ít vận động có tác động trực tiếp đến hệ xương khớp.

– Chấn thương khớp gối nhưng không điều trị dứt điểm: không chữa dứt điểm các chấn thương khiến khớp gối dễ bị tổn thương hoặc tổn thương ngày càng nghiêm trọng.

– Bê các đồ vật nặng: thường xuyên bê vác đồ nặng cũng ảnh hưởng xấu đến khớp gối. Người già nên hạn chế bê những đồ nặng.

Điều trị, phòng ngừa thoái hóa khớp gối ở người già

So sánh giữa khớp gối bình thường và khớp gối đã bị thoái hóa

2. Triệu chứng và biến chứng thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

2.1. Thoái hóa khớp gối ở người già có những triệu chứng gì?

Triệu chứng thoái hóa khớp ở người cao tuổi rất dễ nhận ra, các cơn đau khớp xuất hiện nhiều đặc biệt là khi phải di chuyển nhiều, cơn đau ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

– Đau khớp gối, nhất là khi đi lại, đứng lên, ngồi xuống.

– Cứng khớp, đặc biệt là sáng sớm khi vừa ngủ dậy.

– Âm thanh lạo xạo khi cử động, khi đứng lên, ngồi xuống và leo cầu thang.

– Vùng đầu gối có hiện tượng sưng tấy, khớp gối biến dạng là triệu chứng thường gặp ở giai đoạn nặng.

2.2. Thoái hóa khớp gối ở người già gây ra biến chứng gì?

Tình trạng thoái hóa của khớp gối sẽ nặng dần theo thời gian, những cơn đau xuất hiện dày đặc và nghiêm trọng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại hàng loạt biến chứng như:

– Đau nhức kéo dài: đau nhức là triệu chứng đầu tiên và kéo dài trong suốt quá trình bị bệnh. Các cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn, nhức nhối hơn nên ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

– Gối bị biến dạng: tình trạng thoái hóa khớp ở người già kéo dài làm cho khớp và sụn bị xơ vữa, gối thường bị sưng to, biến dạng, đau nhức.

– Hạn chế trong việc đi lại: khớp gối bị thoái hóa làm cho người bệnh không thể đứng thẳng và di chuyển bình thường.

– Teo cơ, liệt: các cơ từ đầu gối trở xuống sẽ bị yếu hơn, khi đi lại sẽ có cảm giác run chân, dần dần chân đứng không vững; cơ có thể bị teo và người bệnh rơi vào tình trạng liệt.

– Chèn ép dây thần kinh quay: dây thần kinh quay bị chèn ép khiến các cơn đau thêm nghiêm trọng.

– Tăng nguy cơ bị gout: bệnh nhân thoái hóa khớp có nồng độ axit uric trong máu cao sẽ dễ bị bệnh gout hơn so với người bình thường.

Tìm hiểu thêm: ĐAU VÙNG CỔ VAI – BỆNH LÝ KHÔNG THỂ COI THƯỜNG

Điều trị, phòng ngừa thoái hóa khớp gối ở người già

Thoái hóa khớp gối làm cho gối sưng tấy, đau nhức và làm người bệnh khó di chuyển

3. Cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

– Duy trì cân nặng hợp lý

– Kiểm soát lượng đường trong máu: lượng glucose cao ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của sụn, dẫn đến nguy cơ viêm sụn và mất sụn.

– Theo đuổi lối sống khoa học: cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Những môn thể thao tốt cho hệ xương khớp mà bạn nên tập luyện là đi bộ, đạp xe, chạy bộ, …

– Hạn chế các hoạt động gây chấn thương: không bê vác vật nặng, chơi thể thao đúng kỹ thuật.

– Tăng cường ăn những thực phẩm tốt cho xương khớp: Tăng cường thực phẩm giàu Omega 3, trái cây, rau xanh, sữa và chế phẩm từ sữa. Ưu tiên những thực phẩm như xương ống, sườn bò, sườn bê, bổ sung các loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua….

Điều trị, phòng ngừa thoái hóa khớp gối ở người già

>>>>>Xem thêm: Tê ngón tay: Vì sao? xác định nguyên nhân chính xác

Luyện tập nhẹ nhàng, tần suất đều đặn là “liều thuốc” tốt cho bệnh thoái hóa khớp gối

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

4.1. Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp gối, có thể sử dụng các biện pháp sau:

– Chụp X-quang, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp gối.

– Siêu âm khớp.

– Trong trường hợp đủ điều kiện vô trùng tuyệt đối, có thể chọc hút thăm dò.

4.2. Điều trị thoái hóa khớp gối

Sau bước chẩn đoán, tùy vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối ở người già cho phù hợp.

– Sử dụng thuốc đặc trị: nếu bệnh nhân gặp tình trạng đau nhiều sẽ được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc không đúng cách, tình trạng thoái hóa khớp gối sẽ nặng hơn và làm giảm hiệu quả điều trị.

– Một số phương pháp không dùng thuốc: như châm cứu, điện châm, thủy châm, cấy chỉ…

– Phẫu thuật: có 3 phương pháp phổ biến bao gồm nội soi khớp, phẫu thuật cắt xương, phẫu thuật thay khớp hoặc tạo hình khớp.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị mà người nhà cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối:

– Chườm đáđể giảm đau, giảm sưng cho vùng gối.

– Tạo không gian để người bệnh nghỉ ngơi nhất là sau khi tập thể dục và đi bộ.

– Loại trừ chướng ngại vật gây nguy cơ té ngã.

– Bổ sung thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng tốt cho phần sụn khớp gối bị thoái hóa vào thực đơn hàng ngày.

Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin cần thiết về bệnh thoái hóa khớp gối, hi vọng sẽ giúp các bệnh nhân có thêm thông tin để phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả. Nếu cần tư vấn dịch vụ khám chữa bệnh, các phương pháp chẩn đoán và điều trị, người bệnh vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *