Sỏi bàng quang là một trong những bệnh lý sỏi tiết niệu thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu…nếu để lâu ngày có thể nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Vậy, điều trị sỏi bàng quang như thế nào?
Bạn đang đọc: Điều trị sỏi bàng quang như thế nào?
Điều trị sỏi bàng quang như thế nào?
Sỏi bàng quang nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời có thể gây nên biến chứng nguy hiểm. Việc xảy ra biến chứng khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian và tốn kém, đặc biệt gây nguy hại đến tính mạng của người bệnh.
Nếu là sỏi nhỏ, bệnh nhân có thể uống thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, vận động. Nhưng, chỉ kìm hãm sự phát triển của sỏi, uống thuốc dài ngày làm tăng áp lực giải độc cho gan. Đối với sỏi lớn, trước đây phải mổ mở mới có thể sạch sỏi. Nhưng, phương pháp này, thường gây đau đớn, mất nhiều thời gian để phục hồi.
Hiện nay, trong điều trị sỏi bàng quang, công nghệ tán sỏi đang được xem là phương pháp tiên tiến, tối ưu giúp người bệnh sạch sỏi hiệu quả, hạn chế xâm lấn, ít gây đau đớn, an toàn, thời gian phục hồi nhanh chóng; thậm chí còn giúp tiết kiệm chi phí điều trị bệnh hơn phương pháp mổ mở.
Đối với bệnh lý sỏi bàng quang, phương pháp tán sỏi đang được áp dụng rất thành công là tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser, chỉ định sỏi bàng quang >1cm và
Điều trị sỏi bàng quang bằng phương pháp tán sỏi ngược dòng bằng laser tại Thu Cúc
Tán sỏi ngược dòng là phương pháp sử dụng tia Laser luồn theo đường ống tự nhiên của cơ thể (đường dẫn nước tiểu) để “bắn phá” làm vỡ các viên sỏi thành những vụn sỏi rất nhỏ, sau đó các vụn sỏi sẽ được thoát ra ngoài theo đường nước tiểu.
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng Laser hiện đang được áp dụng phổ biến và dần thay thể một số phương pháp điều trị khác như mổ mở, mổ nội soi sau phúc mạc,…Phương pháp này thực hiện theo đường dẫn nước tiểu, nên không có vết mổ, không có các biến chứng của phẫu thuật, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi nhanh chóng, tỷ lệ sạch sỏi 100%. Thậm chí, bệnh nhân còn có thể ăn nhẹ sau phẫu thuật 3 – 6 tiếng.
Triệu chứng sỏi bàng quang là gì?
Những viên sỏi xuất hiện ở bàng quang quá nhỏ có thể tự động rơi ra ngoài khi bạn đi tiểu mà không gây ra bất cứ vấn đề gì. Khi các viên sỏi phát triển lớn hơn, bệnh nhân phải đối mặt với một số triệu chứng như:
Đau bụng dưới: Khi sỏi bàng quang hình thành và lăn qua lăn lại trong bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội.
Đau hoặc khó chịu trong dương vật ở nam giới
Tìm hiểu thêm: Các yếu tố nguy cơ của bệnh sỏi đường tiết niệu
Hình ảnh mô tả của sỏi bàng quang trong hệ tiết niệu
Tiểu khó, tiểu buốt hoặc gián đoạn dòng nước tiểu: Là hiện tượng tia nước tiểu tắc lại kèm theo triệu chứng đau buốt bộ phận sinh dục. Tình trạng này thường tăng khi người bệnh đi lại, vận động nhiều và giảm khi nghỉ ngơi.
Tiểu rắt, tiểu nhiều lần: Sự tồn tại của sỏi trong bàng quang có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, từ đó gây ra hiện tượng tiểu són, tiểu nhiều lần trong ngày.
Tiểu máu hoặc nước tiểu sậm: Tình trạng nhiễm trùng tại thận, bàng quang chính là nguyên nhân khiến nước tiểu có màu đục. Khi chúng ta tiểu tiện, những viên sỏi bàng quang nhỏ có thể theo ra bên ngoài và cọ xát vào đường tiểu gây chảy máu, từ đó gây ra hiện tượng tiểu lẫn máu.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ, nếu có bất cứ triệu chứng nào bên trên, đặc biệt là khi gặp tình trạng đau bụng kéo dài, hoặc có máu trong nước tiểu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đối tượng có nguy cơ mắc sỏi bàng quang
Giới tính: sỏi bàng quang chủ yếu xảy ra ở nam giới.
Tuổi: sỏi bàng quang có xu hướng xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên
Người mắc các bệnh: phì đại, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do nhiễm trùng, hay do phẫu thuật khiến bàng quang bị cản trở lối thoát.
Người có di chứng của đột quỵ, tổn thương tủy sống, bệnh parkinson, thoát vị đĩa đệm, tiểu đường,…
Biến chứng nguy hiểm của sỏi bàng quang
Tìm hiểu thêm: Các yếu tố nguy cơ của bệnh sỏi đường tiết niệu
Bệnh sỏi bàng quang nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Sỏi bàng quang nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm dưới đây:
– Trong trường hợp sỏi nhỏ, chưa gây viêm bàng quang, chưa có bít tắc đường niệu, thì hầu như không có biểu hiện gì đặc biệt. Tuy nhiên, khi sỏi bàng quang to, sẽ gây tình trạng viêm bàng quang. Viêm nhiễm bàng quang do sỏi là một biến chứng thường gặp, bởi sỏi to làm tổn thương niêm mạc bàng quang. Khi co bóp, sỏi cọ xát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, thậm chí chảy máu.
– Viêm bàng quang cấp, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm mạn tính. Từ đó, có thể gây teo bàng quang, hoặc rò bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục.
– Khi bị rò bàng quang, người bệnh cần đặc biệt chú ý. Bởi đây là một biến chứng phức tạp, vì phần nước tiểu sẽ chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo gây bất tiện trong sinh hoạt. Tình trạng này lâu ngày sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn. Sỏi bàng quang cũng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng, suy thận.
– Biến chứng rò bàng quang, tầng sinh môn hoặc âm đạo (nữ giới), nước tiểu cũng chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và gây nhiễm trùng.
– Một số trường hợp, sỏi bàng quang to có thể gây bí tiểu hoàn toàn, làm nước tiểu ứ lại trong bàng quang. Bàng quang căng phồng, tạo nên “cầu bàng quang” ở trên xương mu.
Tại sao nên lựa chọn điều trị sỏi bàng quang tại Thu Cúc?
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất miền Bắc trong điều trị các bệnh lý sỏi tiết niệu hiện nay, và đang áp dụng rất thành công phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser trong điều trị bệnh lý sỏi bàng quang.
Hiệu quả của phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser trong điều trị bệnh lý sỏi bàng quang tại Thu Cúc đạt tới 99,9% sự phản hồi tốt từ người bệnh. Hầu hết các bệnh nhân đã từng điều trị tán sỏi tại Thu Cúc đều cảm thấy hài lòng về tình trạng bệnh của bản thân.
Ngoài ra, Thu Cúc được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để thực hiện tán sỏi bàng quang, vì những lý do ưu việt sau:
Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm: Khi điều trị sỏi bàng quang tại Bệnh viện Thu Cúc, bệnh nhân sẽ được Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên – Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Thu Cúc, một trong những chuyên gia hàng đầu miền Bắc, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sỏi tiết niệu trực tiếp thăm khám và tán sỏi.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp tán sỏi ngoài cơ thể có hại không?
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất miền Bắc trong điều trị các bệnh lý sỏi – tiết niệu.
Hệ thống máy móc, trang thiết bị tân tiến, hiện đại: Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những bệnh viện top đầu được trang bị dàn máy tán sỏi công suất cao, giúp phá tan mọi loại sỏi. Đặc biệt, cung cấp hình ảnh sắc nét, định vị chính xác vị trí có sỏi.
Quy trình phục vụ người bệnh uy tín, chuyên nghiệp: Bệnh nhân khi thăm khám và điều trị ở Thu Cúc sẽ được chăm sóc chu đáo, tận tình như người nhà, tiếp đón từ cửa; sắp xếp lịch tán sỏi nhanh chóng mà không cần phải chờ đợi lâu.
Hệ thống phòng bệnh tiện nghi, hiện đại cùng không gian bệnh viện sang trọng, tạo cảm giác thoải mái hỗ trợ quá trình phục hồi. Sau khi tán sỏi niệu quản, bệnh nhân chỉ cần nằm viện 1 ngày là có thể xuất viện.
Chi phí hợp lý: Chi phí tán sỏi bàng quang tại bệnh viện Thu Cúc cũng rất hợp lý, phù hợp với thu nhập của đại đa số người bệnh.
Ngoài ra, Thu Cúc còn áp dụng bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến và thông tuyến theo quy định của nhà nước. Đặc biệt, Thu Cúc có liên kết với hầu hết các hãng bảo hiểm bảo lãnh trên thị trường hiện nay. Với những chính sách này sẽ giảm bớt một phần chi phí, giúp người bệnh an tâm hơn điều trị tại đây.
Để tìm hiểu về bệnh lý sỏi bàng quang và cách điều trị sỏi bàng quang hiệu quả bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser, mời bạn liên hệ theo số 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.