Điều trị sỏi đường mật và những lưu ý cần biết

Điều trị sỏi đường mật cùng các thông tin liên quan tới sỏi đường mật luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm khi mà tỷ lệ bệnh đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam hiện nay. Sỏi đường mật có thể được chữa trị dứt điểm, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm nếu được phát hiện và xử lý kịp thời.

Bạn đang đọc: Điều trị sỏi đường mật và những lưu ý cần biết

1. Tìm hiểu về sỏi đường mật

1.1. Sỏi đường mật là gì?

Sỏi đường (sỏi gan) – đây là những viên sỏi với nhiều kích thước từ nhỏ tới lớn nằm trong ống gan phải, ống gan trái và trong cả túi mật. Khoảng 90 % bệnh lý về viêm đường mật là do sỏi và theo thống kê thì người châu Á có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thế giới.

Gan là một trong những bộ phận cơ thể quan trọng trong hệ tiêu hoá với chức năng sản xuất mật để tiêu hóa chất béo, giải độc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể mẹ. Chính vì vậy, khi có sỏi xuất hiện sẽ làm gan gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, áp xe gan, ung thư gan,… gây hệ quả nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Điều trị sỏi đường mật và những lưu ý cần biết

Sỏi đường mật có nhiều kích thước từ nhỏ tới lớn gây hại tới gan và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

1.2. Nguyên nhân bệnh sỏi mật

Sỏi đường mật hay sỏi gan thường tập trung chủ yếu trong đường dẫn mật trong gan, bao gồm hai loại chính là sỏi Cholesterol và sỏi sắc tố mật. Trong đó, sỏi sắc tố phổ biến ở Việt Nam hơn cả với thành phần chủ yếu là Bilirubin.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật chính là do ký sinh trùng từ đường ruột đi vào đường mật, cùng với vi khuẩn khiến cho Bilirubin không được hòa tan hoàn toàn, từ đó chúng kết hợp với trứng và xác giun có trong gan tạo thành sỏi.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như rối loạn chức năng gan, xơ gan, viêm gan siêu virus, viêm gan do dùng thuốc,… cũng làm cho các thành phần dịch mật rối loạn dẫn đến hình thành sỏi.

Những người béo phì, thừa cân, lười vận động cũng có thể là nguyên nhân mắc bệnh này do giảm vận động đường mật.

1.3. Vị trí của sỏi đường mật

– Sỏi túi mật: Cổ, Ống, Phễu, Thân, Đáy

– Sỏi Đường mật ngoài gan: Ống gan phải; Ống gan trái; Ống gan chung; Ống mật chủ.

– Sỏi Đường mật trong gan: Ống phân thùy, Ống hạ phân thùy; Các ống nhỏ hơn (nhu mô gan).

2. Biến chứng nguy hiểm do sỏi đường mật gây ra

Sỏi đường mật trong gan là nguyên nhân gây biến chứng nguy hiểm cho gan, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh hơn rất nhiều so với các loại sỏi xuất hiện ở các vị trí khác trong cơ thể. Những biến chứng nguy hiểm từ sỏi đường mật:

– Xơ gan: Khi gan bị viêm nhiễm, những tổn thương mô gan hồi phục chậm sẽ dẫn đến xơ gan, suy giảm chức năng gan.

– Viêm gan: Dịch mật ứ đọng lâu ngày làm cho vi khuẩn tấn công vào gan, từ đó tạo nên các ổ mủ và dẫn tới áp xe gan, viêm gan.

– Ung thư đường mật trong gan: Tỉ lệ mắc bệnh không nhiều nhưng đây có thể coi là biến chứng nguy hiểm nhất. Thông thường, người bệnh phát hiện ung thư rất muộn nên khó cứu chữa.

– Nhiễm trùng máu: Biến chứng nguy kịch, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.

Tìm hiểu thêm: Các vấn đề liên quan đến tắc ruột non và tắc ruột già

Điều trị sỏi đường mật và những lưu ý cần biết

Sỏi đường mật nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm khôn lường

3. Những phương án điều trị sỏi đường mật

3.1. Điều trị sỏi đường mật không phẫu thuật

Tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc đặc trị giúp tan sỏi. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng.

3.2. Phẫu thuật nội soi trong điều trị sỏi đường mật

Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật nội soi điều trị sỏi mật:

– Sỏi túi mật kèm biến chứng: Viêm túi mật cấp tính,  viêm túi mật, hoại tử túi mật,..

– Đau lâu ngày: Đau nhiều và đau khi ấn điểm túi mật

– Khó tiêu, rối loạn tiêu hóa nặng.

Điều trị sỏi đường mật và những lưu ý cần biết

>>>>>Xem thêm: Mổ nội soi polyp dạ dày

Người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có được phương án điều trị phù hợp

3.3. Điều trị theo vị trí của sỏi

Sỏi đường mật ngoài gan

Chỉ định:

– Phẫu thuật là chỉ định bắt buộc vì nếu không thực hiện sỏi có thể làm tắc nghẽn cơ vòng Oddi, ống gan chung, ống mật chủ.

– Sỏi kèm biến chứng: Mổ cấp cứu (cấp cứu trì hoãn)

– Sỏi không kèm biến chứng: Mổ chương trình theo lịch.

Phương pháp:

– Điều trị sỏi mật bằng phương pháp nội soi mật tuỵ ngược dòng ERCP

– Phẫu thuật mở ống mật chủ để lấy sỏi (mổ hở hoặc mổ nội soi).

Sỏi đường mật trong gan

Chỉ định:

– Được chỉ định chung sau khi mở ống mật chủ lấy sỏi đường mật ngoài gan

– Khi người bệnh xuất hiện triệu chứng nặng như đau nhiều, sốt.

Phương pháp:

– Loại phẫu thuật này sẽ rất khó để có thể lấy toàn bộ sỏi vì đường mật gấp khúc và khá hẹp nên thường phải kết hợp phương pháp tán sỏi kèm theo.

– Điều trị sỏi mật bằng phương pháp nội soi mật tuỵ ngược dòng ERCP.

Sỏi đường mật là loại bệnh lý về gan khá nguy hiểm. Việc nắm bắt đầy đủ các thông tin về bệnh cũng như cách điều trị sỏi đường mật sẽ giúp mọi người phòng bệnh, phát hiện bệnh và xử lý đúng cách kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *