Điều trị sỏi mật: khó hay dễ do chính bạn quyết định

Tùy theo từng vị trí, kích thước sỏi và tình trạng sức khỏe mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị sỏi mật khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh loại bỏ sỏi mật nhanh chóng và ngăn ngừa sỏi tái phát sau này. Thăm khám ngay khi phát hiện có sỏi thì việc điều trị sẽ trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Bạn đang đọc: Điều trị sỏi mật: khó hay dễ do chính bạn quyết định

1. Sỏi mật và cơ chế hình thành sỏi mật

Sỏi mật là là sự kết tinh thành khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật. Sỏi mật có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ dẫn mật như túi mật (sỏi túi mật), ống mật chủ (sỏi ống mật chủ), đường dẫn mật trong gan (sỏi gan).

Sỏi mật được hình thành do sự mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật là cholesterol, sắc túi mật và muối canxi.

Điều trị sỏi mật: khó hay dễ do chính bạn quyết định

Sỏi mật có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ dẫn mật

2. Vì sao cần phải điều trị sỏi mật?

Khoảng 20% trường hợp sỏi mật gây những biến chứng nghiêm trọng. Đó là:

  • Viêm túi mật cấp tính và mạn tính: Sỏi nằm kẹt trong cổ túi mật hoặc ống dẫn mật khiến dịch mật bị ứ đọng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm túi mật cấp tính. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể tái phát lại nhiều lần khiến thành túi mật bị dày nên dẫn đến xơ hóa, làm mất hoàn toàn chức năng cô đặc và lưu trữ dịch mật.
  • Nhiễm trùng đường mật và viêm đường mật cấp khi sỏi làm tắc nghẽn ống dẫn mật.
  • Viêm tụy cấp: khi sỏi di chuyển và lọt vào ngã ba mật tụy làm ứ tắc dịch tụy gây viêm tụy cấp.
  • Tắc ruột: Sỏi di chuyển theo đường rò xuống ruột non và bị mắc kẹt ở đoạn cuối hồi tràng gây tắc ruột và cần phải can thiệp điều trị ngay lập tức.
  • Ung thư túi mật: đây là biến chứng tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm.

3. Các phương pháp điều trị sỏi mật

Căn cứ theo vị trí, kích thước, số lượng sỏi và thể trạng bệnh lý của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

3.1. Điều trị sỏi mật nội khoa:

Những trường hợp sỏi mật có kích thước nhỏ, người bệnh chưa gặp triệu chứng hay biến chứng nghiêm trọng thì không cần thiết phải phẫu thuật mà có thể điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y. Người bệnh chỉ cần điều trị tại nhà và thực hiện tái khám 3 tháng/lần. Đồng thời thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt kết hợp với thuốc làm tan sỏi và các loại thuốc làm giảm triệu chứng bệnh.

Tìm hiểu thêm: Cách điều trị suy tuyến thượng thận cấp

Điều trị sỏi mật: khó hay dễ do chính bạn quyết định

Điều trị soi mật nội khoa áp dụng với những loại sỏi kích thước nhỏ và chưa gây biến chứng nghiêm trọng

Thuốc làm tan sỏi: có hiệu quả với sỏi mật cholesterol có kích thước nhỏ dưới 20mm nằm ở trong túi mật và chưa bị calci hóa. Thuốc hầu như không có hiệu quả với sỏi sắc tố mật. Tùy vào kích thước sỏi mà thời gian dùng thuốc có thể kéo dài từ nhiều tháng tới vài năm (khoảng từ 6-24 tháng). Do thuốc gây độc cho gan nên người bệnh cần được theo dõi chức năng gan trước và 6 tháng/lần trong quá trình điều trị. Nếu sử dụng trong thời gian dài chúng cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Thuốc giảm đau: giãn cơ trơn,  giảm co thắt đường mật. Từ đó giúp người bệnh giảm bớt các cơn đau do sỏi.

Thuốc kháng sinh: ngăn ngừa hoặc làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn

Thuốc chống viêm:  giảm viên khi sỏi mật gây biến chứng.

Thuốc lợi mật: làm tăng tiết dịch mật và chất lượng dịch mật. Đồng thời chống lại sự lắng đọng của các thành phần trong dịch mật.

Phần lớn người bệnh đều bị tái phát sỏi sau khoảng 5-10 năm điều trị nội khoa.

Lưu ý: thông tin về cách điều trị đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

3.2. Điều trị sỏi mật ngoại khoa:

Khi sỏi mật gây biến chứng nặng, hoặc tái phát nhiều lần thì can thiệp ngoại khoa là chỉ định bắt buộc để loại bỏ sỏi và ngăn chặn biến chứng.

Phẫu thuật cắt túi mật:

Phương pháp này được chỉ định khi sỏi túi mật chiếm tới ⅔ kích thước túi mật. Sỏi gây biến chứng, túi mật thành dày, mất chức năng… Có 2 hình thức phẫu thuật cắt túi mật là mổ nội soi và mổ hở truyền thống.

Cắt túi mật nội soi:

Bác sĩ rạch từ 3 – 4 vết mổ trên bụng với kích thước nhỏ từ 10-30mm. Sau đó sẽ luồn ống nội soi qua đi qua một đường rạch này rồi tiến hành bóc tách và cắt bỏ túi mật.

Đây là một phẫu thuật tương đối nhẹ nhàng, ít đau đớn, thời gian kéo dài khoảng trên 1 giờ. Người bệnh có thể xuất viện sau 3-5 ngày và ổn định sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được cho người bệnh có sức đề kháng kém, người cao tuổi, người béo phì hay người mắc các bệnh gan mật phức tạp.

Điều trị sỏi mật: khó hay dễ do chính bạn quyết định

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Kích thước tuyến giáp bình thường là bao nhiêu

Mổ nội soi cắt túi mật là phương pháp điều trị soi mật tối ưu

Cắt túi mật bằng phẫu thuật mổ hở:

Phương pháp được áp dụng khi người bệnh có chỉ định cắt túi mật nhưng không thích hợp để mổ nội soi hay mổ nội soi thất bại hoặc có viêm mủ túi mật, nguy cơ vỡ túi mật cao…

Các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường lớn trên bụng để bộc lộ túi mật. Sau đó cắt bỏ và đưa túi mật ra ngoài. Với phương pháp này, người bệnh phải nằm viện từ 5 – 7 ngày. Thời gian để phục hồi hoàn toàn thường mất khoảng 4 – 6 tuần sau đó.

Phẫu thuật hở cắt túi mật cũng đem lại hiệu quả như mổ nội soi. Tuy nhiên, mổ hở tạo ra vết sẹo dài hơn, thời gian hồi phục lâu hơn, nguy cơ gặp biến chứng nhiều hơn.

Lưu ý:

Sau khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật cắt túi mật, mật sẽ được đổ thẳng xuống ruột non. Người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nhiễm trùng đường mật, đau bụng do giãn ống dẫn mật…

Mặt khác, cắt túi mật không có nghĩa là khỏi hoàn toàn bệnh sỏi mật. Có khoảng đến 50% người bệnh tái phát sỏi tại các vị trí khác trong đường mật sau 3 năm.

4. Phòng tránh bệnh sỏi mật

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ hình thành và phát triển sỏi mật, cũng như hạn chế các triệu chứng mà sỏi gây ra.

Uống đủ nước và đảm bảo bảo đủ 3 bữa mỗi ngày. Tránh ăn quá no vào buổi tối.

Hạn chế thức ăn giàu chất béo và cholesterol: như lòng đỏ trứng gà, mỡ, nội tạng động vật, các đồ ăn chiên rán… Ưu tiên chế biến món ăn bằng cách luộc, hấp và tăng cường rau xanh, chất xơ.

Hạn chế ăn tinh bột và đường. Bởi chúng là nguồn dự trữ để gan tổng hợp nên cholesterol nội sinh.

Ăn uống đảm bảo vệ sinh: Thực hiện ăn chín, uống sôi; hạn chế các đồ ăn sống (rau sống, gỏi…), tẩy giun theo định kỳ 6 tháng một lần… để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng.

Duy trì cân nặng hợp lý. Không nên giảm cân quá nhanh và kiêng khem tuyệt đối bởi đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành sỏi mật.

Tăng cường vận động thể chất, luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày để tăng vận động đường mật, làm giảm nguy cơ hình thành sỏi và giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.

Sỏi mật là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhưng nhiều người còn chưa thực sự quan tâm. Chỉ đến khi sỏi gây biến chứng người bệnh mới tìm giải pháp. Phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị sỏi mật phù hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế nguy cơ tái phát sỏi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *