Sỏi niệu quản là một bệnh lý thường gặp ở hệ tiết niệu. Nếu không điều trị sỏi niệu quản kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Hiện nay có những phương pháp điều trị nào? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây để có thêm các kiến thức hữu ích.
Bạn đang đọc: Điều trị sỏi niệu quản có những cách nào?
1. Không điều trị sỏi niệu quản kịp thời sẽ gặp những biến chứng gì?
Sỏi niệu quản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những biến chứng nguy hiểm thường gặp khi người bệnh mắc sỏi niệu quản:
1.1. Sỏi niệu quản gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Sỏi di chuyển trong niệu quản gây cọ xát, làm tổn thương niêm mạc niệu quản. Từ đó, khiến vi khuẩn có điều kiện thuận lợi sinh sôi, tấn công gây viêm nhiễm. Viêm nhiễm từ niệu quản sẽ nhanh chóng lây lan đến bàng quang, thận dẫn đến viêm đường tiết niệu. Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh có các triệu chứng như sốt cao, rét run, đau buốt khi đi tiểu…
Sỏi niệu quản nếu không được chữa trị kịp thời dẫn đến nhiềm trùng, giãn đài bể thận, suy thận
1.2. Sỏi niệu quản gây ứ nước tại thận dẫn đến giãn đài bể thận
Chức năng của niệu quản là dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Khi có sỏi ở niệu quản, sỏi sẽ chặn đường nước tiểu đi qua. Nước tiểu bị tắc lại lại thận gây tình trạng ứ nước. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây giãn đài bể thận, ảnh hưởng đến chức năng thận.
1.3. Không kịp thời điều trị sỏi niệu quản có thể dẫn đến suy thận
Các biến chứng viêm đường tiết niệu và giãn đài bể thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận.
Suy thận cấp tính: Sỏi niệu quản kích thước lớn gây tắc hoàn toàn dẫn đến chứng vô niệu.
Suy thận mạn tính: Xảy ra khi các tế bào thận tổn thương, không phục hồi được.
2. Các phương pháp điều trị bệnh sỏi niệu quản hiện nay
2.1. Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc)
Điều trị nội khoa hay còn gọi điều trị bằng thuốc là phương pháp được bác sĩ chỉ định đầu tiên trong điều trị sỏi niệu quản. Tuy nhiên điều trị nội khoa chỉ áp dụng được với những trường hợp sỏi mới hình thành, kích thước sỏi nhỏ, số lượng ít.
Trường hợp sỏi mới giai đoạn đầu hình thành, chưa có nhiều triệu chứng đáng kể có thể đào thải qua đường tự nhiên. Ưu tiên điều trị giai đoạn này là điều trị bằng thuốc và kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để quá trình đào thải diễn ra nhanh hơn.
Tuy nhiên, tỷ lệ sỏi tự đào thải ra bên ngoài qua đường tự nhiên sẽ thấp hơn trong tương lai khi có tái phát. Vì thực tế thuốc chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của sỏi. Thuốc điều trị không thể loại bỏ sỏi hoàn toàn. Việc dùng thuốc thậm chí còn gây áp lực lên gan.
Tuyệt đối người bị sỏi niệu quản không được tự ý mua thuốc khi chưa có thăm khám và chỉ định từ bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Những triệu chứng của sỏi bàng quang và cách điều trị hiệu quả
Điều trị sỏi niệu quản bằng thuốc chỉ áp dụng với trường hợp sỏi mới hình thành, kích thước nhỏ và số lượng ít
2.2. Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp ngoại khoa
Nếu như trước đây người bệnh chỉ có thể chọn mổ mở để loại bỏ sỏi thì nay với tiến bộ của nền y học phương pháp tán sỏi công nghệ đột phá ra đời giúp bệnh nhân loại bỏ sạch sỏi mà không cần phẫu thuật. Các phương pháp tán sỏi hiện đại khắc phục được tất cả những nhược điểm của phương pháp mổ truyền thống như ít đau hoặc không đau, không xâm lấn hoặc ít xâm lấn, không chảy máu và không để lại sẹo, thời gian hồi phục nhanh chóng.
2.2.1. Phương pháp tán sỏi niệu quản bằng nội soi ngược dòng theo đường tự nhiên
Phương pháp này dòng một ống nội soi kích thước rất nhỏ đi theo đường tự nhiên, đi ngược từ bàng quang lên niệu quản. Xác định đúng vị trí của viên sỏi, dùng năng lượng laser để phá hủy viên sỏi trong lòng niệu quản. Phương pháp điều trị này mang lại hiệu quả điều trị cao ngay cả với những viên sỏi có kích thước lớn. Nội soi tán sỏi bằng laser có nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, ít chảy máu, ít đau, nhanh hồi phục, bệnh nhân có thể ra viện sau 2 ngày.
Phương pháp này áp dụng cho cụ thể các trường hợp:
Sỏi niệu quản có kích thước từ 0,6 đến 2,5cm. Sỏi niệu quản dưới 0,6cm nhưng điều trị bằng thuốc không cải thiện; sỏi ở vị trí hẹp niệu quản hay chỗ sa lồi niệu quản. Tán sỏi bể thận hoặc sỏi niệu quản đoạn ⅓ trên. Hoặc áp dụng khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại.
Phương pháp này không áp dụng được với những người đang có rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường…
2.2.2. Tán sỏi niệu quản bằng phương pháp ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể hay còn gọi tán sỏi bằng sóng xung kích. Hệ thống máy tán sỏi phát sóng xung kích tập trung vào vị trí có sỏi. Dưới tác động của chùm sóng, viên sỏi bị phá vỡ thành nhiều mảnh vụn nhỏ. Những mảnh vụn sỏi này được đào thải ra bên ngoài theo đường tự nhiên. Phương pháp này áp dụng hiệu quả cho sỏi đường kính
Phương pháp này không áp dụng được với phụ nữ có thai, người bị béo phì, người đang bị nhiễm trùng, người có rối loạn về đông máu…
>>>>>Xem thêm: Tại sao phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối?
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có nhiều ưu điểm như không xâm lấn, không chảy máu, nhanh hồi phục
2.2.3. Tán sỏi niệu quản bằng đường hầm nhỏ qua da
Phương pháp bác sĩ sẽ tạo 1 đường hầm nhỏ qua da. Sau đó đưa thiết bị tiếp cận viên sỏi. viên sỏi được phá vỡ bằng năng lượng laser. Các mảnh sỏi vỡ được đưa ra ngoài bằng đường hầm nhỏ vừa tạo, các mảnh quá nhỏ được đào thải qua đường nước tiểu.
Phương pháp tán sỏi qua da loại bỏ được nhiều sỏi to so với mổ hở truyền thống. Phương pháp có ưu điểm ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả điều trị rất cao.
Tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ thường được chỉ định khi phương pháp điều trị bệnh sỏi niệu quản ít xâm lấn hơn trước đó thất bại.
2.2.4. Phương pháp mổ mở truyền thống lấy sỏi niệu quản
Đây là phương pháp mổ lấy sỏi niệu quản kinh điển. Phương pháp này xâm lấn nhiều, chảy máu nhiều, bệnh nhân đau, dễ bị nhiễm trùng và thời gian nằm viện dài. Tuy nhiên phương pháp này có thể chữa sỏi niệu quản ở bệnh nhân bị béo phì, viên sỏi quá lớn hoặc bị mắc kẹt…
Như vậy, điều trị sỏi niệu quản có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau. Áp dụng phương pháp cụ thể nào sẽ tùy thuộc vào những kết quả khám cận lâm sàng của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể để loại bỏ sỏi niệu quản cho bệnh nhân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.