Sỏi thận tuy không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại khiến thai phụ có cảm giác khó chịu, đặc biệt là khi sỏi phát triển gây nên tình trạng đau buốt, nhiễm trùng, đái rắt,…Vì vậy, điều trị sỏi thận khi mang thai là điều hết sức quan trọng đối với mẹ bầu để tránh những hệ lụy nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Điều trị sỏi thận khi mang thai có hiệu quả không?
1. Vì sao mẹ bầu bị sỏi thận khi mang thai?
Tuy phần lớn những trường hợp bị sỏi thận khi mang thai đều là do có bệnh lý từ trước nhưng cũng có nhiều thai phụ mắc sỏi thận trong thời gian này. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sỏi thận là do cơ thể đang có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là trong quá trình chuyển hóa khoáng chất và các chất hữu cơ đã dẫn đến khả năng hình thành sỏi.
Ngoài ra khi thai nhi phát triển ngày càng lớn dần sẽ làm thay đổi vị trí của tử cung, gây chèn ép sự lưu thông của nước tiểu khiến nước tiểu bị lắng đọng và dễ sinh ra sỏi thận. Bên cạnh đó, việc mẹ bầu uống ít nước cũng là một trong những nguyên nhân ra gây sỏi thận khi mang thai. Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu nước của cơ thể mẹ bầu tăng gấp đôi so với bình thường, việc uống quá ít nước khiến cho quá trình lọc của thận bị ảnh hưởng, gây nên nguy cơ lắng đọng sỏi.
Có một lý do nữa đó chính là hàm lượng canxi quá cao, sỏi thận phổ biến và thường gặp nhất là sỏi canxi, được hình thành nên từ các cặn canxi lắng đọng trong thận và đường tiết niệu. Trong quá trình mang thai thì thai phụ thường được khuyến cáo bổ sung thêm canxi để cung cấp cho cơ thể của mẹ và em bé. Tuy nhiên, khi lượng canxi được bổ sung quá mức thì sẽ không được đào thải hết, gây lắng đọng ở thận, từ đó dẫn đến tình trạng sỏi thận.
Thai nhi phát triển lớn là nguyên nhân gây ra tình trạng sỏi thận khi mang thai
2. Những vấn đề thai phụ gặp phải khi bị sỏi thận
2.1 Triệu chứng sỏi thận khi mang thai
Điều trị sỏi thận khi mang thai sẽ cần phải phụ thuộc vào dấu hiệu bệnh lý của người bệnh để bác sĩ đủ căn cứ để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh sỏi thận thường rất khó để phát hiện được trong thời gian đầu, bởi vì những triệu chứng thường diễn ra một cách vô cùng âm thầm, lặng lẽ và ít có dấu hiệu bất kỳ nào cụ thể, đó là:
– Vùng lưng dưới xuất hiện những cơn đau râm ran, di chuyển dần xuống vùng hông, lan sang xương chậu, cũng có thể đi kèm sốt nhẹ và chuột rút.
– Có hiện tượng đau bụng dưới phía bên phải, cơn đau có khả năng lan rộng đền vùng bụng thắt lưng dưới rốn.
– Mẹ bầu bị đi tiểu ra máu, do viên sỏi đã di chuyển và va chạm với các mô liên kết tế bào.
– Khi đi tiểu sẽ có cảm giác bị đau buốt vì sỏi di chuyển xuống phần dưới của đường tiểu, vùng niệu quản và bàng quang.
Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu
Đau bụng dưới phía bên phải là triệu chứng sỏi thận khi mang thai
2.2 Thai nhi có bị ảnh hưởng nếu bị sỏi thận khi mang thai?
Theo các chuyên gia, sỏi thận sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, khi bị sỏi thận trong thời kỳ mang thai sẽ khiến cho thai phụ khó chịu, đặc biệt là khi sỏi phát triển mạnh mẽ gây ra tình trạng đau buốt, đái rắt, tiểu ra máu, nhiễm trùng… Hầu hết các thai phụ đều có thể sinh con hoàn toàn bình thường mà không gặp vấn đề phát sinh gì. Cũng có một số ít trường hợp mẹ bầu bị sỏi thận gây đau bụng dữ dội khiến thai phụ sinh non. Do đó, chị em cũng cần chủ động phòng ngừa bị sỏi thận và chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý.
Nếu bị sỏi thận khi mang thai mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra để bác sĩ tìm ra được nguyên nhân, tình trạng sỏi, loại sỏi để từ đó có cách điều trị và chăm sóc bản thân phù hợp. Nếu là sỏi canxi thì không nên bổ sung canxi nữa vì có thể khiến sỏi phát triển nhanh hơn. Tốt nhất, hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trong suốt thời gian mang thai.
3. Điều trị sỏi thận khi mang thai như thế nào?
Đối với mẹ bầu không nên tự ý điều trị sỏi thận khi đang mang thai bằng bất kỳ loại thuốc nào mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, để ngăn chặn sự phát triển của sỏi cũng như những biến chứng có khả năng xảy ra. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sử dụng thuốc giảm đau.
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ sỏi thận khi mang thai là uống thật nước. Nước sẽ làm loãng đi nước tiểu, khoáng chất, muối hữu cơ,….Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu,…
Nếu sỏi đang nhỏ và không gây ra đau đớn hay có những triệu chứng gì ảnh hưởng đến thai kỳ thì không nên dùng thuốc để điều trị, chỉ cần uống thêm thật nhiều nước để tăng khả năng đào thải sỏi. Sỏi có thể đi theo đường nước tiểu và đi ra ngoài. Trường hợp mẹ bầu bị sỏi kích thước lớn hay sỏi làm tắc một bên niệu quản, gây triệu chứng khó chịu thì cần được can thiệp bằng một số phương pháp điều trị mà không dùng phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Có nên thực hiện hàn răng khôn khi bị sâu và những lưu ý
Uống nhiều nước là phương pháp đơn giản giúp loại bỏ sỏi thận khi mang thai
Sỏi thận khi mang thai không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Khi phát hiện bệnh, mẹ cần được đánh giá và theo dõi thật cẩn thận với các bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu. Mặc dù không có phương pháp điều trị sỏi thận khi mang thai cụ thể nhưng hầu hết đa số những mẹ bầu đều vượt qua thai kỳ khỏe mạnh mà không có bất cứ ảnh hưởng nào tổn hại đến sức khỏe mẹ và em bé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.