Điều trị sốt xuất huyết an toàn, ngăn ngừa biến chứng

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Điều trị sốt xuất huyết cần thực hiện sớm, đúng cách để cải thiện sức khỏe.

Bạn đang đọc: Điều trị sốt xuất huyết an toàn, ngăn ngừa biến chứng

1. Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh xảy ra phổ biến ở các nước khí hậu nhiệt đới, do virus Dengue gây ra. Virus gây bệnh này có 4 chủng huyết thanh gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Người bệnh có thể nhiễm 1 đến 4 chủng virus và không phải người từng bị sốt xuất huyết có khả năng miễn dịch với 3 chủng còn lại. Do đó, một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều hơn 1 lần.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng cao điểm nhất là vào mùa mưa, trời ẩm ướt tạo điều kiện cho muỗi sinh sản. Sốt xuất huyết gặp ở cả trẻ em và người lớn, gây ra nhiều triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, đau nhức, xuất huyết, giảm huyết áp đột ngột. Một số trường hợp không được điều trị phù hợp có thể biến chuyển nặng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Người bệnh sốt xuất huyết cần được chăm sóc, điều trị đúng cách, theo dõi triệu chứng thường xuyên để được xử trí kịp thời.

2. Triệu chứng

2.1. Triệu chứng thể nhẹ

Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ thường bị nhầm lẫn với sốt, cảm cúm thông thường. Một số dấu hiệu phổ biến của thể nhẹ bao gồm:

– Sốt kèm đau hốc mắt

– Nhức đầu, đau đầu nhẹ

– Phát ban

– Đau xương khớp

– Buồn nôn

– Nhức mỏi khắp người

Các triệu chứng thể nhẹ hường kéo dài từ 4-7 ngày. Nếu sốt xuất huyết thể nhẹ, người bệnh được chăm sóc đúng cách có thể hồi phục sau 1 tuần kể từ khi sốt lần đầu.

Điều trị sốt xuất huyết an toàn, ngăn ngừa biến chứng

Sốt, nhức mỏi toàn thân, phát ban là dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết bạn cần đặc biệt lưu ý

2.2. Triệu chứng thể nặng

Khi bị sốt xuất huyết thể nặng, người bệnh có tất cả các triệu chứng của thể nhẹ kèm theo một số triệu chứng sau đây:

– Chấm xuất huyết nổi trên da, mọc toàn thân

– Chảy máu mũi

– Chảy máu chân răng

– Nôn ra máu, đại tiện lẫn máu

– Nôn nhiều

– Đau bụng

– Chân tay lạnh ẩm

– Người mệt mỏi li bì

– Hoa mắt, choáng

Khi người bệnh không may tiến triển sang sốt xuất huyết thể nặng, cần được cấp cứu kịp thời. Nếu chậm trễ hoặc tự điều trị sai cách có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra biến chứng về sau. Điều trị sốt xuất huyết thể nặng cần có phác đồ riêng biệt để phù hợp với tình trạng từng người, dựa trên mục đích ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu và hạn chế di chứng nguy hiểm.

3. Giải đáp điều trị bệnh sốt xuất huyết bằng cách nào?

3.1. Phương pháp, lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

– Nghỉ ngơi

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh sốt cao, đau nhức các khớp, đó đó việc nghỉ ngơi rất cần thiết để giúp cơ thể nhanh phục hồi. Cố gắng nghỉ ngơi, ngủ nhiều và không đến những nơi đông đúc.

– Uống nhiều nước

Khi bị sốt cao, người bệnh đổ nhiều mồ hôi và mất sức, tăng nguy cơ mất nước. Vì vậy, hãy uống thật nhiều nước bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, oresol … nước dừa để giữ cho cơ thể luôn đủ nước.

– Dùng Paracetamol để hạ sốt

Paracetamol được chỉ định cho người bị sốt xuất huyết khi sốt cao. Tuy nhiên, người bệnh chỉ uống trong liều lượng cho phép để tránh tạo gánh nặng cho gan và gây hại tới sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Bệnh lậu và bệnh giang mai khác nhau thế nào?

Điều trị sốt xuất huyết an toàn, ngăn ngừa biến chứng

Dành nhiều thời gian ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ là điều mà người bệnh sốt xuất huyết nên làm

3.2. Ghi nhớ các lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

– Nên cho người bệnh ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, …

– Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và nên tắm bằng nước ấm.

– Hạn chế vận động nặng và đi lại nhẹ nhàng tránh xuất huyết nội tạng.

– Không nên dùng kháng sinh nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ vì dùng kháng sinh sai liều sẽ gây độc cho gan, thận.

– Không nên cạo gió vì có thể làm tổn thương và giãn mạch, tăng xuất huyết dưới da.

– Kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên để có hướng xử trí kịp thời.

Người bệnh và người thân nên theo dõi sức khỏe sát, ngay khi có dấu hiệu bất thường cần tới cơ sở y tế để được điều trị, can thiệp sớm.

3.3. Khi nào người bệnh sốt xuất huyết nên nhập viện?

Người bị sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp sau thì người bệnh nên nhập viện để được túc trực, theo dõi thường xuyên:

– Người sống một mình

– Nhà xa cơ sở y tế

– Người thân không thể theo dõi sát

– Trẻ nhũ nhi

– Người thừa cân, béo phì

– Phụ nữ có thai

– Người cao tuổi

– Người đang mắc bệnh mạn tính

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, việc điều trị chủ yếu cải thiện triệu chứng, theo dõi dấu hiệu cảnh báo và ngăn ngừa biến chứng. Người bệnh cần nhanh chóng nhập viện nếu đang điều trị tại nhà và xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

– Xuất huyết niêm mạc

– Chảy máu răng

– Chảy máu mũi

– Chảy máu khi đại tiện

– Đau bụng vùng gan

– Nôn nhiều

– Xét nghiệm tiểu cầu giảm nhanh, xuống mức cho phép

– Máu cô đặc

– Nước tiểu ít

Điều trị sốt xuất huyết an toàn, ngăn ngừa biến chứng

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn phân biệt giữa sốt rét và sốt xuất huyết

Nếu người cao tuổi bị sốt xuất huyết, nên nhập viện để được theo dõi, điều trị sát sao

4. Cách phòng ngừa sốt xuất huyết ai cũng cần biết

Trong bối cảnh số ca bệnh sốt xuất huyết liên tục tăng, mỗi người cần nâng cao nhận thức về bệnh và thực hiện phòng ngừa bệnh tại nơi ở, chỗ làm việc. Chúng ta có thể áp dụng các biện pháp diệt muỗi hiệu quả sau đây:

– Ngăn ngừa muỗi sinh sản

Đậy kín các dụng cụ chứa nước để ngăn tình trạng muỗi đẻ trứng. Thả cá hoặc con mê sô vào các dụng cụ chứa nước lớn để tiêu diệt loăng quăng. Vệ sinh các dụng cụ chứa nước thường xuyên như: xô, chậu, lu, … Phát quang vườn rậm, thu gom vật dụng phế thải có chứa nước dễ có loăng quăng như chai, lọ, bình đựng hoa, … Dọn dẹp thường xuyên để giữ cho môi trường sống, làm việc sạch sẽ, gọn gàng.

– Phòng ngừa muỗi đốt

Mặc quần áo dài tay khi ra ngoài, ngủ trong màn kể cả ban ngày. Sử dụng bình xịt muỗi, kem đuổi muỗi, bắt muỗi bằng vợt điện, …

– Phối hợp với chính quyền để phun hóa chất diệt muỗi, cần phun đủ các đợt để đạt được hiệu quả.

Hi vọng qua bài viết bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh sốt xuất huyết và phương pháp điều trị. Lưu ý để đảm bảo an toàn, người bệnh nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách theo dõi sức khỏe phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *