Suy tim cấp là một trong những biểu hiện bệnh suy tim diễn ra bất ngờ, không có dấu hiệu cảnh báo cụ thể. Mỗi người cần trang bị kiến thức về cách điều trị suy tim cấp để bảo vệ sức khỏe của mình.
Bạn đang đọc: Điều trị suy tim cấp phù hợp với tình trạng bệnh
1. Tìm hiểu về suy tim cấp
Suy tim cấp tính là khi tình trạng suy tim xảy ra đột ngột, không bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Theo chuyên gia, bệnh suy tim cấp được chia làm 2 loại:
– Suy tim lần đầu: xảy ra ở những người không có tiền sử mắc các bệnh tim mạch.
– Suy tim mất bù cấp tính: xảy ra ở những người bị bệnh tim như bệnh mạch vành.
– Suy tim cấp cũng có thể xảy ra ở những người đã có hoặc không có các vấn đề về tim mạch trước đó.
Suy tim cấp cần được điều trị sớm, phù hợp với tình trạng bệnh để nâng cao chất lượng cuộc sống
2. Thông tin triệu chứng cảnh báo suy tim cấp
Bác sĩ Tim mạch tại Thu Cúc TCI cho biết, các triệu chứng của bệnh suy tim cấp có thể diễn biến nhanh. Những triệu chứng này mới xảy ra hoặc do tình trạng bệnh tim đã có và trở nên nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng thường gặp mà mỗi người nên chú ý để có cách xử trí phù hợp như sau:
– Khó thở, tình trạng nặng hơn khi di chuyển hoặc nằm thẳng.
– Mệt mỏi, yếu sức, không thể thực hiện các hành động đơn giản nhất
– Ho, ho nhiều hơn vào ban đêm hoặc khi nằm xuống
– Sưng ở bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân
– Bụng sưng to
– Giãn tĩnh mạch ở cổ
Bệnh còn gây ra một số triệu chứng ít phổ biến hơn như:
– Rối loạn nhịp tim
– Đánh trống ngực liên hồi
– Ngất xỉu
– Môi da tím tái
3. Các yếu tố gây suy tim cấp tính
Theo nghiên cứu, có một số lý do có thể dẫn đến suy tim cấp gồm:
– Bệnh cơ tim
– Bệnh động mạch vành cấp tính
– Tăng huyết áp
– Bệnh van tim
– Nhịp tim rối loạn
Các yếu tố có thể gây ra tình trạng suy tim cấp bao gồm:
Bệnh mạn tính bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, cường giáp, suy giáp, bệnh phổi mạn và các bệnh khác.
– Dị tật tim bẩm sinh: Một số tổn thương cấu trúc trong tim có thể ngăn chặn sự lưu thông máu từ tim.
– Nhịp tim bất thường: Nhịp tim nhanh có thể gây suy yếu cơ tim.
– Nhồi máu cơ tim trước đây: Tổn thương cơ tim có thể khiến việc bơm máu hiệu quả trở nên khó khăn hơn.
– Một số loại thuốc khác nhau: Đã phát hiện ra rằng một số loại thuốc giảm đau có thể làm tăng nguy cơ bị suy tim.
– Bệnh van tim: Một trong bốn van tim có thể không hoạt động tốt nếu có khiếm khuyết.
– Nhiễm virus: Một số bệnh nhiễm virus có thể gây hại cho cơ tim.
4. Cảnh báo biến chứng suy tim nghiêm trọng
Suy tim cấp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng bao gồm:
– Thiếu máu: Tình trạng này xảy ra khi máu thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh hoặc hemoglobin, có thể dẫn đến suy nhược và mệt mỏi.
– Rung tâm nhĩ: Nguy cơ bị đột quỵ và cục máu đông cao hơn do nhịp tim không đều.
– Suy giảm chức năng thận: Đây là một triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ biến chứng tim, nhập viện và tử vong.
– Suy giãn tĩnh mạch chân và loét: Máu không lưu thông tốt có thể khiến da trông dày sừng và thay đổi màu sắc.
– Tóc có thể rụng nhiều.
– Có thể phát triển vết loét nếu gặp các chấn thương.
– Bệnh gan: Những người bị suy tim có nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Bọc răng khoa Răng hàm mặt – bệnh viện Thu Cúc
Ngay khi triệu chứng xuất hiện, người bệnh cần thăm khám cùng bác sĩ Tim mạch để được chẩn đoán và điều trị sớm
5. Chẩn đoán và điều trị suy tim cấp bằng cách nào?
5.1. Phương pháp chẩn đoán để điều trị suy tim cấp
Khám thực thể, tiền sử bệnh và xét nghiệm phải được kết hợp để chẩn đoán suy tim cấp tính.
Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để kiểm tra huyết áp và mạch của bệnh nhân bằng cách nghe tim và phổi của họ để tìm kiếm các triệu chứng của bệnh sung huyết.
Có thể được thực hiện các xét nghiệm sau đây để chẩn đoán suy tim cấp:
– X-quang ngực
– Điện tâm đồ
– Siêu âm tim
– X-quang tim phổi
Phân biệt suy tim cấp tính với viêm phổi hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là điều quan trọng khi chẩn đoán bệnh suy tim. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị suy tim cấp kịp thời, hiệu quả.
5.2. Điều trị suy tim cấp an toàn, ngăn chặn biến chứng
Hiện nay, điều trị bệnh được tiến hành với các mục tiêu như sau:
– Cải thiện huyết động mạch, tưới máu cơ quan
– Hồi phục oxy hóa máu
– Cải thiện triệu chứng suy tim gây ra
– Hạn chế tổn thương tại tim, thận
– Dự phòng tình trạng huyết khối, tắc mạch
– Rút ngăn tối đa thời gian nằm tại phòng hồi sức tích cực
Để đạt được những mục tiêu trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tình trạng của người bệnh để tư vấn cách điều trị phù hợp, cụ thể như sau:
5.2.1. Sử dụng thuốc
Bác sĩ sẽ xác định và điều trị các nguyên nhân dẫn đến suy tim cấp, chẳng hạn như:
– Hạ áp nếu nguyên nhân là tăng huyết áp
– Nhồi máu cơ tim sẽ được chụp và can thiệp động mạch vành cấp cứu
– Thuyên tắc phổi sẽ được tiêu sợi huyết
Sử dụng một số loại thuốc để cải thiện chức năng tim và giảm triệu chứng bệnh, chẳng hạn như:
– Điều trị lợi tiểu bao gồm lợi tiểu quai, lợi thiểu thiazid và lợi tiểu kháng aldosterol.
– Thuốc vận mạch và tăng co bóp nếu người bệnh có huyết áp quá thấp. Mục đích là nâng huyết áp để duy trì tưới máu cho các mô, cơ quan.
– Thuốc giãn mạch để giảm gánh nặng cho tim.
– Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy tim, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc điều trị các tình trạng như cholesterol cao, đau tức ngực, hình thành máu đông.
>>>>>Xem thêm: Cung cấp thông tin về bảng giá nhổ răng
Người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng tim mạch nguy hiểm
5.2.2. Phẫu thuật
Nếu tình trạng suy tim diễn tiến nặng và không cải thiện bằng thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc phương án phẫu thuật:
– Thay hoặc sữa chữa van tim: dành cho những người bị suy tim cấp do các vấn đề van tim gây ra.
– Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: bác sĩ lấy một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ tay chân để cấy ghép vào vị trí trước và sau đoạn mạch tắc nghẽn. Cách này nhằm tạo ra một con đường mới dẫn máu giàu oxy đi nuôi tim.
Trong điều trị suy tim cấp, tính khẩn cấp y tế luôn được đặt lên hàng đầu. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống loạn nhịp và thuốc giãn mạch với mục đích cải thiện tuần hoàn máu và giảm tải gánh nặng cho tim.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.