Điều trị thoái hóa khớp vai cần kết hợp nhiều biện pháp với nhau, đòi hỏi sự kiên trì trong chữa trị và luyện tập hằng ngày của người bệnh.
Bạn đang đọc: Điều trị thoái hóa khớp vai có những cách nào?
1. Tóm tắt về thoái hóa khớp vai
Thoái hóa khớp vai bao gồm các tổn thương dẫn đến bào mòn lớp sụn và suy giảm chức năng của vai. Trong đó, 2 khớp dễ bị thoái hóa nhất là:
– Khớp ổ chảo – cánh tay: Khớp này tạo tạo điều kiện để vai thực hiện các chuyển động tay với biên độ rộng.
– Khớp cùng – đòn: Khớp này thường dễ thoái hóa hơn khớp ổ chảo – cánh tay.
Thoái hóa khớp vai dẫn đến bào mòn lớp sụn và suy giảm chức năng của vai.
2. Dấu hiệu thoái hóa khớp vai dễ thấy
2.1. Đau khớp vai
Người mắc bệnh thường có cảm giác đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội khi vận động hoặc bê đồ vật nặng. Tình trạng đau xảy ra ở khớp vai, sau đó lan xuống bả vai, phần cổ và gáy. Cơn đau kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2.2. Sưng khớp
Tình trạng viêm ở khớp vai dẫn tới tổn thương các bộ phận xung quanh, gây ra hiện tượng sưng đỏ, nóng ở mô lân cận. Khi bị thoái hoá khớp vai, triệu chứng này dễ dàng nhận biết nếu ấn nhẹ vào chỗ sưng.
2.3. Khớp phát ra tiếng kêu
Khi xoay bả vai sẽ phát ra tiếng lạo xạo. Đó là do sụn ổ khớp và dịch ổ khớp đã hao mòn nên xương không được bảo vệ, tạo ra sự ma sát và phát ra tiếng.
2.4. Khớp vai bị cứng
Thoái hóa làm cứng khớp vai và giảm khả năng vận động. Lúc này vai kém linh hoạt, thậm chí bất động. Người mắc bệnh dễ nhận biết triệu chứng này thông qua hoạt động xoay bả vai, nhấc cánh tay..
2.5. Vai yếu đi
Người bệnh sẽ có cảm giác vai bị yếu đi, sau thời gian dài không điều trị cơ sẽ teo lại, không rắn chắc như bình thường. Việc tìm hiểu kỹ về triệu chứng bệnh lý sẽ giúp bạn phát hiện sớm và tìm ra phương pháp trị liệu hợp lý.
3. Tại sao cần điều trị thoái hóa khớp vai
Điều trị thoái hóa khớp vai cần thực hiện sớm và kết hợp nhiều biện pháp. Nếu lớp sụn khớp vai bị bào mòn nặng có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như:
3.1. Phá hủy sụn khớp vai
Lớp sụn khớp đảm nhiệm vai trò bảo vệ xương khỏi ma sát khi cử động vai. Sụn khớp vai khá mỏng nên dễ bị bào mòn. Do đó, các đầu xương cọ xát với nhau sẽ gây đau nhức và làm giảm sự linh hoạt của vai.
Tìm hiểu thêm: Luyện tập phục hồi sau giãn dây chằng đầu gối hiệu quả tốt
Các đầu xương cọ xát với nhau sẽ gây đau nhức và làm giảm sự linh hoạt của vai.
3.2. Tổn thương xương
Nếu phần sụn mất đi, các đầu xương bên dưới cũng gặp tổn thương. Khi đó mô xương khỏe mạnh có thể bị thay thế bởi mô bất thường và hình thành khối u. Khối u ít nhiều sẽ gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.
3.3. Yếu và teo cơ
Bệnh nhân đau nhức vai thường né tránh các động tác dùng đến vai do đau nhức và cứng khớp. Tuy nhiên, do ít hoạt động, vai sẽ bị suy yếu, thậm chí teo cơ. Vì vậy, khi bị thoái hóa, bệnh nhân vẫn có thể thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng. Ngoài ra, tình trạng thoái hóa còn có thể gây ra biến chứng viêm gân, cơ, dây chằng, biến dạng khớp và rối loạn giấc ngủ.
4. Điều trị thoái hóa khớp vai có những cách nào?
>>>>>Xem thêm: Người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?
Để điều trị thoái hóa khớp vai, mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ riêng biệt.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai phổ biến:
4.1. Điều trị thoái hóa khớp vai bằng thuốc
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc có thể kể đến như: thuốc giảm đau, chống viêm hay thuốc giãn cơ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm ngoài màng cứng.
4.2. Điều trị thoái hóa khớp vai bằng vật lý trị liệu
Thoái hóa khiến khớp vai trở nên đau nhức, sưng, tê cứng và giảm khả năng vận động. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập vật lý trị liệu. Phương pháp này sẽ giúp tăng cường sự linh hoạt của khớp vai, giúp người bệnh dễ cử động vai hơn.
4.3. Điều trị thoái hóa khớp vai nhờ chăm sóc tại nhà
Người bệnh có thể tự chườm nóng hoặc chườm lạnh tại nhà để giảm sưng và cứng khớp. Bên cạnh đó, khi bị thoái hóa, người bệnh không nên vận động quá nặng, mà nên dành thời gian để nghỉ ngơi.
4.4. Điều trị thoái hóa khớp vai bằng phẫu thuật
Phương pháp này phụ thuộc vào sức khỏe và độ tuổi của người bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số phương pháp điều trị như cắt bỏ xương vai, thay khớp vai, tái tạo sụn…
Tuy nhiên, các phương pháp này rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, bác sĩ chỉ tính đến phẫu thuật khi các phương pháp trên không hiệu quả. Trong thời gian điều trị, người bệnh nên tránh vận động mạnh, ưu tiên nghỉ ngơi để phục hồi khớp vai nhanh chóng hơn.
5. Phòng bệnh thoái hóa khớp bằng cách nào?
Thoái hoá khớp vai nguyên phát có liên quan đến tuổi tác, tính di truyền… không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, đối với trường hợp thoái hoá thứ phát, do gặp chấn thương hay bệnh lý… người bệnh có thể dễ dàng phòng tránh bằng cách:
– Tập luyện tư thế vai đúng để giảm áp lực đè lên khớp.
– Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý để tránh tạo áp lực lên khớp.
– Ăn uống theo khoa học, đủ dưỡng chất để kiểm soát đường trong máu.
– Tạo thói quen rèn luyện thể chất mỗi ngày, tập luyện với cường độ vận động phù hợp.
– Chú trọng nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức.
– Cẩn thận khi thực hiện các công việc và sinh hoạt thường ngày. Hạn chế xảy ra té ngã và chấn thương.
– Lắng nghe chính mình để phát hiện ngay những triệu chứng bất thường của cơ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.