Điều trị tiêu chảy cấp: Một số hướng dẫn cơ bản

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, tiêu chảy cấp tấn công 1,5 tỷ trẻ và làm 4 triệu trẻ tử vong. Vậy, bố mẹ đã biết hay chưa phương pháp điều trị tiêu chảy cấp – một bệnh lý vừa phổ biến vừa nguy hiểm? Nếu chưa, bài viết này là dành cho bố mẹ, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Điều trị tiêu chảy cấp: Một số hướng dẫn cơ bản

1. Tiêu chảy cấp: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng

1.1. Khái niệm tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng với số lần trong ngày vượt mức bình thường, không kéo dài quá 14 ngày. Tiêu chảy cấp có thể là một bệnh lý (bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa) hoặc một dấu hiệu nhận biết của các bệnh lý khác (bệnh lý rối loạn đường tiêu hóa hoặc bệnh lý rối loạn ngoài đường tiêu hóa).

1.2. Nguyên nhân tiêu chảy cấp

Có nhiều nguyên nhân phát sinh tiêu chảy cấp. Về cơ bản, chúng ta có thể phân loại nguyên nhân phát sinh tiêu chảy cấp thành hai nhóm: Nhóm một, những nguyên nhân gây bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhóm hai, những nguyên nhân gây bệnh lý rối loạn đường tiêu hóa và bệnh lý rối loạn người đường tiêu hóa.

– Nhóm thứ nhất, bao gồm: Virus (ví dụ như Adenovirus, Astrovirus, Calicivirus, Enterovirus, Norwalk Virus, Norovirus, Rotavirus, Parvovirus,…), vi khuẩn (ví dụ như Bacillus, Campylobacter jejuni, Clostridium botulinum, E. coli, Listeria monocytogenes, Salmonella spp, Shigella spp, Staphylococcus aureus, Vibrio cholerae, Yersinia enterocolitica…), ký sinh trùng (Cryptosporidium, Entamoeba histolytica, Giardia lamblia, Toxoplasma gondii,…).

Điều trị tiêu chảy cấp: Một số hướng dẫn cơ bản

Tiêu chảy cấp có thể phát sinh do vi khuẩn Bacillus.

– Nhóm thứ hai, bao gồm: Tiêu thụ thực phẩm lạ; dị ứng thực phẩm; hội chứng không dung nạp Lactose, Fructose hoặc Sucrose; bệnh Celiac và các bệnh lý tiêu hóa như viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng,…

Tiêu chảy cấp không “kén chọn” “nạn nhân”, trẻ nào cũng có thể bị tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, tiêu chảy cấp vẫn có một số “nạn nhân” yêu thích. Đó là:

– Trẻ bú ít hoặc hoàn toàn không bú mẹ trong 4 – 6 tháng đầu đời/trẻ cai sữa sớm;

– Trẻ đang ở trong độ tuổi 6 – 11 tháng hay trẻ đang ở trong giai đoạn ăn dặm;

– Trẻ sinh trưởng trong môi trường có nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh; thường xuyên uống nước chưa đun sôi hoặc đã đun sôi nhưng để lâu; ăn uống thực phẩm chế biến, chứa/đựng bằng dụng cụ không đảm bảo vệ sinh; không rửa tay trước khi ăn uống,…;

– Trẻ suy giảm miễn dịch.

1.3. Triệu chứng tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là một vấn đề sức khỏe ở trẻ bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Theo đó, nếu trẻ đi ngoài phân lỏng với số lần trong ngày vượt mức bình thường, trẻ được xác định là bị tiêu chảy cấp. Ở trạng thái khỏe mạnh, trẻ sơ sinh thường đi ngoài phân mềm, màu vàng/xanh lá/ nâu, có thể có hoặc không lấm tấm các hạt nhỏ màu trắng với số lượng là 3 – 10 lần một ngày. Còn trẻ trên 1 tuổi thường đi ngoài phân mềm nhưng có khuôn, với số lượng là 1 – 2 lần một ngày. Đi ngoài phân nhiều dịch, không có khuôn, nhiều hơn 10 lần một ngày với trẻ sơ sinh và nhiều hơn 2 lần một ngày với trẻ trên 1 tuổi là tình trạng đi ngoài phân lỏng với số lần trong ngày vượt mức bình thường.

Ngoài triệu chứng trên, tiêu chảy cấp còn có thể làm trẻ sốt; buồn nôn, nôn; đau bụng; mệt mỏi;…

Tìm hiểu thêm: Cách chữa viêm họng cho trẻ cha mẹ nên biết

Điều trị tiêu chảy cấp: Một số hướng dẫn cơ bản

Tiêu chảy cấp có thể làm trẻ mệt mỏi, quấy khóc.

2. Điều trị tiêu chảy cấp

Điều trị tiêu chảy cấp không thể giống nhau ở mọi trẻ, bởi mỗi trẻ có thể phát sinh tiêu chảy cấp do một nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, khi nghi ngờ trẻ tiêu chảy cấp, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám với chuyên gia, để trẻ được chẩn đoán nguyên nhân tiêu chảy cấp và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với nguyên nhân đó, ví dụ như:

– Tiêu chảy cấp do vi sinh vật (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng): Trẻ tiêu chảy cấp do virus cần bổ sung nước và các chất điện giải, trẻ tiêu chảy cấp do vi khuẩn cần uống thuốc kháng sinh, trẻ tiêu chảy cấp do ký sinh trùng cần uống thuốc chống ký sinh trùng.

– Tiêu chảy do tiêu thụ thực phẩm lạ: Trẻ tiêu chảy do tiêu thụ thực phẩm lạ cần dừng ăn thực phẩm lạ đó ngay. Để trẻ quen với chúng, trong lần thử sau, bố mẹ cho trẻ ăn một lượng nhỏ. Lượng này tăng dần theo thời gian, cho đến khi cơ thể trẻ không còn phản ứng tiêu cực với thực phẩm lạ đó nữa.

– Tiêu chảy do hội chứng không dung nạp Lactose, Fructose hoặc Sucrose: Trẻ tiêu chảy do hội chứng không dung nạp Lactose, Fructose hoặc Sucrose cần được cách ly khỏi các chế phẩm từ sữa, như sữa chua, phô mai, bơ, kem,…

– Tiêu chảy do bệnh Celiac: Trẻ tiêu chảy do bệnh Celiac cần được cách ly khỏi các thực phẩm chứa Gluten, như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt,…

– Tiêu chảy do các bệnh lý tiêu hóa như viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng,…: Trẻ tiêu chảy do các bệnh lý viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng,… cần được điều trị triệt để các bệnh lý tiêu hóa đó đồng thời cần được điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà sau thăm khám, tình trạng tiêu chảy cấp của trẻ có thể diễn biến tồi tệ, lúc này bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng tiêu chảy cấp của trẻ đang diễn biến tồi tệ là: Trẻ sốt cao đáp ứng kém hoặc không đáp ứng thuốc hạ sốt; trẻ mất nước trầm trọng, biểu hiện thông qua các dấu hiệu môi, da khô, mắt trũng, thóp lõm, khóc khan; ít hoặc không đi tiểu 4 – 6 giờ; trẻ bú/ăn kém; trẻ đi ngoài phân lẫn máu; trẻ mất ý thức;…

Điều trị tiêu chảy cấp: Một số hướng dẫn cơ bản

>>>>>Xem thêm: Bệnh cúm mùa ở trẻ em: 4 điều mẹ cần biết

Thăm khám với chuyên gia để được chỉ định phương pháp điều trị tiêu chảy cấp phù hợp.

Phía trên là các phương pháp điều trị tiêu chảy cấp. Để biết thêm các thông tin khác, chuyên sâu hơn về bệnh lý này, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, các bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *