Rất nhiều người đang mắc trào ngược dạ dày thực quản kéo dài và tái phát nhiều lần. Điều này khiến họ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn được trào ngược dạ dày thực quản nếu điều trị đúng cách và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bạn đang đọc: Điều trị trào ngược dạ dày thực quản đúng cách và hiệu quả
1. 7 dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản phổ biến
1.1. Buồn nôn, nôn – Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản
Dấu hiệu này thường xuất hiện khi người bệnh ăn no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Lúc này người bệnh sẽ dễ bị buồn nôn và nôn, có cảm giác mắc nghẹn ở cổ.
1.2. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất mà đa phần người bệnh gặp phải. Thông thường, các cơn ợ chua thường xuất hiện vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy. Còn ợ nóng là cảm giác nóng rát lan từ ngực lên đến cổ. Các triệu chứng ợ có xu hướng tăng mạnh hơn khi bạn ăn no.
1.3. Đau vùng thượng vị – Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản
Người bệnh có cảm giác bị đau thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và hai tay. Triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến tim mạch.
Cảm giác đau này thường xuất hiện đau ở vùng thượng vị. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do acid trào ngược lên thực quản khiến các đầu mút thần kinh tại niêm mạc thực quản bị kích thích và gây đau.
1.4. Đắng miệng và hôi miệng
Khi dịch vị trào lên kèm dịch mật khiến người bệnh cảm thấy miệng bị đắng. Đồng thời, trong dạ dày cũng là nơi ẩn nấp của nhiều vi khuẩn, dẫn đến tình trạng hôi miệng.
1.5. Miệng tiết nhiều nước bọt
Đây là phản xạ của miệng gặp acid trào ngược lên sau khi ợ chua. Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để trung hòa axit trong dạ dày.
1.6. Khó nuốt – Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi nghiêm trọng khiến axit dạ dày trào ngược lên với tần suất lớn. Điều này sẽ khiến niêm mạc thực quản dễ phù nề, sưng tấy. Từ đó người bệnh có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và bị vướng ở cổ.
1.7. Khàn giọng và ho
Hiện tượng này là do dây thanh quản khi tiếp xúc với axit dạ dày làm họng sưng tấy. Người bệnh sẽ gặp hiện tượng khàn giọng, khó nói và ho.
Dấu hiệu buồn nôn và nôn thường xuất hiện khi người bệnh ăn no hoặc nằm ngay sau khi ăn.
2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản do đâu?
2.1. Nguyên nhân do thực quản
– Suy cơ thắt dưới thực quản: Cơ thắt dưới thực quản là cơ thấp thực quản nối với dạ dày. Ở trạng thái bình thường cơ này chỉ mở ra khi nuốt và sẽ đóng kín lại ngăn dịch vị dạ dày trào ngược lên. Tuy nhiên, khi trương lực cơ suy giảm, dịch dạ dày sẽ trào lên gây bệnh trào ngược dạ dày.
– Thoát vị hoành: Cơ hoành là phần phân chia khoang ngực và khoang bụng. Khi cơ hoành co lại sẽ tăng sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản, ngăn ngừa trào ngược. Khi thoát vị hoành, cơ thắt dưới thực quản nằm không cùng mức với cơ hoành nên dễ xảy ra trào ngược.
2.2. Nguyên nhân do sự bất thường ở dạ dày
– Tình trạng thức ăn ứ đọng trong dạ dày: Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ các bệnh lý dạ dày như: viêm loét, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,…
– Áp lực lớn tác động đến ổ bụng: Acid dịch vị trào ngược do các nguyên nhân gây áp lực lên ổ bụng như: ho, hắt hơi, gập bụng,…
2.3. Nguyên nhân do thói quen ăn uống không lành mạnh
Ngoài 2 nguyên nhân chính kể trên, một số yếu tố khác cũng nguyên nhân làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày như:
– Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cao hơn người bình thường. Do tình trạng thừa cân gây áp lực lớn lên vùng bụng, cơ thắt thực quản, gây trào ngược acid.
– Chế độ ăn uống không lành mạnh như: ăn quá no; lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ; thực phẩm chua cay, nhiều acid,…
– Lối sống sinh hoạt thiếu khoa học như: thức khuya, thường xuyên gặp tình trạng căng thẳng, stress,…
Tìm hiểu thêm: Thoát vị rốn là gì?
Trào ngược dạ dày do rất nhiều nguyên nhân gây nên, do vậy người bệnh cần thăm khám để được chẩn đoán đúng và điều trị theo phác đồ phù hợp
3. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản nên làm gì?
3.1. Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn uống hàng ngày góp phần quan trọng đến hệ tiêu hóa và điều trị trào ngược dạ dày. Một số thực phẩm nếu không chú ý khi tiêu thụ dễ làm triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày nặng thêm. Do vậy, người bệnh trào ngược dạ dày cần thay đổi chế độ ăn uống và dinh dưỡng lành mạnh khoa học hơn.
Người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày như:
– Trái cây, nước ép
– Cháo, súp
– Uống đủ nước lọc mỗi ngày
– Rau xanh
– Bánh mì, ngũ cốc.
– Một số thực phẩm cung cấp nguồn chất béo lành mạnh như thịt, cá, dầu, bơ thực vật.
3.2. Thay đổi cách ăn uống
Bên cạnh đó, về cách ăn uống người bị trào ngược dạ dày cũng nên lưu ý một số điều sau:
– Ăn chậm nhai kỹ: Điều này sẽ giúp thức ăn được nhỏ và nghiền nát, việc hấp thu dinh dưỡng dễ dàng và giảm áp lực cho dạ dày.
– Nên ăn chín uống sôi: Dạ dày của người bị trào ngược rất yếu. Do vậy nếu ăn đồ sống, tái chưa chín kỹ có thể tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, vi trùng gây ảnh hưởng lớn tới dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng thuốc có hiệu quả không?
Điều đầu tiên nên làm khi có thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là thăm khám để được điều trị kịp thời
3.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bên cạnh việc ăn uống, người bệnh cũng nên chú ý thay đổi về các thói quen sinh hoạt hằng ngày như:
– Nếu người bệnh đang trong tình trạng thừa cân thì nên giảm cân
– Sau khi ăn nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để thức ăn dễ tiêu hóa
– Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc
– Kê cao đầu khi ngủ tránh trào ngược xảy ra vào ban đêm
– Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, lo âu.
3.4. Chủ động thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Điều đầu tiên nên làm khi có thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là thăm khám để được điều trị kịp thời. Bởi khi bệnh còn nhẹ sẽ điều trị nhanh chóng và dễ dàng hơn, tránh để bệnh nghiêm trọng gây khó khăn cho việc điều trị và kém mang lại hiệu quả .
Sau khi được thăm khám và kết luận nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người. Lúc này người bệnh cần tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ về phác đồ và thuốc điều trị. Không ngưng thuốc giữa chừng khi thấy bệnh thuyên giảm hay tự ý mua thuốc về uống dễ gây nguy hiểm cho bản thân.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI triển khai thực hiện các kỹ thuật thăm dò rối loạn vận động và chức năng đường tiêu hóa gồm có:
– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản.
– Đo pH trở kháng thực quản 24h là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Trong trường hợp bạn bị ợ hơi, ợ chua, nuốt khó, nuốt vướng, nghẹn khi ăn hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc chống trào ngược nhưng không khỏi thì cần thực hiện thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị đúng phác đồ. Liên hệ hotline 0936 388 288 để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.