Điều trị trĩ ngoại bằng thuốc hay thường được gọi là điều trị nội khoa. Đây là một trong những phương pháp chữa trĩ phổ biến được nhiều người bệnh tìm đến đầu tiên. Tuy nhiên, việc dùng thuốc liệu có mang lại hiệu quả tốt với tất cả các trường hợp trĩ, cần lưu ý những gì trong việc điều trị? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Bạn đang đọc: Điều trị trĩ ngoại bằng thuốc có hiệu quả không?
1. Điều trị trĩ ngoại bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc là lựa chọn tối ưu dành cho những người bệnh trĩ bận rộn vì có thể thực hiện đơn giản ngay tại nhà, không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, việc dùng thuốc không phải được áp dụng với mọi trường hợp trĩ và cần quan tâm đến những lưu ý như sau:
1.1. Khi nào được chỉ định điều trị trĩ ngoại bằng thuốc?
Điều trị bằng thuốc thường được chỉ định với bệnh trĩ ngoại ở những giai đoạn đầu khi mới phát hiện. Lúc này, búi trĩ còn nhỏ, triệu chứng nhẹ nên dùng thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt trong việc thuyên giảm các triệu chứng, kiểm soát quá trình phình to của búi trĩ và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Các loại thuốc chữa trĩ thường được chỉ định:
– Thuốc có tác dụng giúp điều hòa lưu thông ruột (thuốc chống táo bón, thuốc nhuận tràng, thuốc chống tiêu chảy,..)
– Thuốc uống giúp tăng cường thành mạch
– Thuốc bôi ngoài da, thuốc đặt hậu môn
– Thuốc chống viêm, chống sưng
1.2. Những lưu ý trong điều trị trĩ ngoại bằng thuốc
– Những loại thuốc nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, với từng trường hợp cụ thể sẽ được chỉ định loại thuốc cụ thể. Người bệnh cần thăm khám trực tiếp cùng bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc trĩ để được tư vấn cách chữa.
– Không tự ý mua thuốc, hay dùng các loại thuốc không theo chỉ định từ bác sĩ. Không thay đổi liều lượng hay tự dừng thuốc vì điều trị nội khoa có thể sẽ cần nhiều thời gian nên người bệnh hãy kiên nhẫn và duy trì chế độ điều trị chuẩn mực.
– Chủ động tái khám đúng hẹn để bác sĩ có thể theo dõi sát sao tiến trình phát triển của búi trĩ, đánh giá hiệu quả điều trị và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.
– Trong trường hợp sử dụng thuốc đều đặn mà không nhận thấy hiệu quả, các triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì cần tái khám ngay để có phương án điều chỉnh hợp lý, kịp thời tránh bệnh trở nặng hơn.
Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản
2. Điều trị trĩ bằng thuốc có hiệu quả không?
Trên thực tế, bệnh trĩ hoàn toàn có thể được chữa trị hiệu quả bằng thuốc nếu được phát hiện sớm kết hợp điều chỉnh lối sống lành mạnh, tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ. Lúc này hiệu quả điều trị sẽ cao hơn và giảm thiểu nguy cơ tái trĩ.
Lưu ý điều trị bằng thuốc là một trong những mắt xích quan trọng trong phác đồ điều trị trĩ ở giai đoạn đầu của bệnh. Chính vì vậy, việc dùng thuốc có mang lại hiệu quả không còn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà quan trọng nhất là chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn còn tâm lý chủ quan hoặc e ngại mà giấu bệnh, chỉ khi bệnh đã trở nặng không thể chịu thêm thì mới bắt đầu đi khám. Khi đó, người bệnh không chỉ phải chịu nhiều đau đớn do trĩ gây ra mà còn gây khó khăn trong việc điều trị và phương pháp được chỉ định lúc này thường là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Vì trĩ khi đã ở mức độ nặng, gây chảy máu và búi trĩ sa ra ngoài nghiêm trọng thì thuốc hầu như không có tác dụng.
>>>>>Xem thêm: Polyp đại tràng 5mm có cần phải cắt không?
3. Biện pháp phòng ngừa trĩ ngoại
Để phòng bệnh trĩ ngoại, điều quan trọng nhất là cần hạn chế tình trạng táo bón, tránh các nguyên nhân khiến phân khô, cứng gây khó khăn mỗi lần đi đại tiện. Một số lời khuyên hữu ích giúp phòng bệnh trĩ như sau:
– Thực hiện chế độ ăn uống điều độ: Khẩu phần ăn mỗi ngày cần được bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm nhuận tràng như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc,… Tránh đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh và đồ uống chứa cồn để ngăn ngừa táo bón.
– Uống đủ nước mỗi ngày: Nên uống từ 2-3l nước mỗi ngày, với bà bầu có nguy cơ bị trĩ cao thì cần uống lượng nước nhiều hơn. Nước giúp làm mềm phân, thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhờ đó việc bài tiết phân cũng trở nên dễ dàng hơn.
– Điều chỉnh các thói quen trong sinh hoạt: Tư thế ngồi cầu tốt nhất là ngồi xổm, không ngồi cầu quá lâu, tránh việc phải rặn phân liên tục và lưu ý vệ sinh sạch sẽ hậu môn mỗi ngày nhất là sau mỗi lần đi đại tiện.
– Tăng cường vận động: Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Cách vận động được khuyến khích là đi bộ, nên vận động mỗi ngày đều đặn từ 20-30 phút.
Điều trị trĩ ngoại bằng thuốc sẽ mang lại hiệu quả trong các trường hợp bệnh được phát hiện sớm, trĩ mức độ nhẹ và kết hợp chế độ chăm sóc đúng cách. Mỗi chúng ta đều có nguy cơ mắc trĩ nên việc phòng tránh cũng cần hết sức quan tâm để trĩ không làm ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt cũng như cuộc sống hằng ngày.