Điều trị trĩ nội độ 2 nên được tiến hành sớm trước khi trĩ trở nặng dần và gây ra nhiều đau đớn cùng bất tiện cho người bệnh. Tuy nhiên trên thực tế ở giai đoạn này, nhiều người chưa nghĩ đến việc phải thăm khám và xử lý ngay mà vẫn có thói quen trì hoãn, cho rằng bệnh chưa quá nghiêm trọng. Tình trạng chậm trễ trong điều trị khiến bệnh nhân phải chịu đau đớn kéo dài, sức khỏe bị đe dọa kèm theo tốn kém thời gian và tiền bạc.
Bạn đang đọc: Điều trị trĩ nội độ 2 trước khi bệnh diễn biến trở nặng
1. Tìm hiểu về trĩ nội và 4 cấp độ trĩ nội
1.1. Bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại được phân biệt dựa theo vị trí hình thành của búi trĩ. Búi trĩ ngoại nằm bên ngoài hậu môn, trong khi búi trĩ nội ở bên trong thành trực tràng.
Trĩ nội hình thành khi các tĩnh mạch vùng trực tràng bị rối và giãn ra quá mức sau quá trình chịu nhiều áp lực xuất phát từ nhiều nguyên nhân như táo bón kéo dài, thường xuyên bê vác vật nặng, ảnh hưởng từ giai đoạn mang thai hoặc thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ,…
Trĩ nội không phải bệnh nguy hiểm, nhưng lại gây ra nhiều đau đớn và bất tiện, ảnh hưởng tới mọi sinh hoạt hằng ngày nên việc điều trị là bắt buộc và tốt nhất nên được thực hiện ngay ở giai đoạn đầu.
1.2. Tìm hiểu về 4 cấp độ trĩ nội
Bệnh trĩ nội sẽ tiến triển theo 4 cấp độ nặng dần, các triệu chứng đau rát và khó chịu theo đó cùng nghiêm trọng dần theo từng cấp độ.
– Trĩ nội độ 1
Búi trĩ nằm hẳn bên trong thành trực tràng chưa sa ra ngoài. Triệu chứng nhận biết là đi ngoài ra máu nhưng không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì.
– Trĩ nội độ 2
Búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài mỗi khi rặn mạnh lúc đại tiện nhưng có thể tự co lên ngay khi ngừng dặn.
– Trĩ nội độ 3:
Búi trĩ to dần gây đau, chảy máu nhiều hơn và sa ra ngoài khi đại tiện nhưng không tự co lên như trước, phải dùng tay đẩy mới lên. Búi trĩ gây vướng víu nhất là lúc ngồi xuống.
– Trĩ nội độ 4:
Búi trĩ sưng to và sa ra ngoài không kiểm soát, có dùng tay đẩy cũng không lên. Các triệu chứng của trĩ ngày càng trở nên đau đớn, búi trĩ gây vướng víu ngay cả lúc đi lại bình thường.
2. Vì sao nên tiến hành điều trị trĩ nội độ 2 sớm?
2.1. Cách điều trị đơn giản và nhẹ nhàng hơn
Bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng được chỉ định điều trị dựa theo cấp độ của trĩ, cụ thể:
– Trĩ nội độ 1, độ 2: Chỉ định điều trị nội khoa kết hợp chế độ chăm sóc đúng cách.
– Trĩ nội độ 3, độ 4: Chỉ định mổ cắt trĩ.
Như vậy có thể thấy điều trị trĩ nội độ 2 là sử dụng thuốc, điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt và vệ sinh đúng cách theo chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh chủ động điều trị tại nhà và tái khám theo lịch hẹn để đánh giá hiệu quả, xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.
Lưu ý, dù cách thức điều trị là đơn giản hơn, song người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị. Cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ mới biết chính xác tình trạng búi trĩ của mình và được tư vấn cách điều trị phù hợp.
2.2. Chấm dứt sớm các triệu chứng gây khó chịu
Bệnh trĩ không thể tự khỏi mà ngày một trở nặng, càng để lâu sẽ càng gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Trĩ độ 1, độ 2 hầu như chưa ảnh hưởng nhiều tới người bệnh. Chính vì thế, việc điều trị ngay ở trĩ độ 2 sẽ ngăn chặn những bất tiện sau này do trĩ độ 3, độ 4 gây ra.
Tìm hiểu thêm: Kháng sinh trị HP gồm những loại nào và cần lưu ý gì?
3. Phương pháp được áp dụng trong điều trị trĩ nội độ 2
Khẳng định đầu tiên với bất kỳ phương pháp điều trị nào thì người bệnh trĩ cần tiến hành thăm khám trực tiếp với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá đúng và chính xác tình trạng búi trĩ, từ đó mới có thể kết luận phương pháp điều trị phù hợp.
3.1. Chỉ định thuốc trong điều trị trĩ nội độ 2
Thuốc có tác dụng điều trị tốt với trĩ độ 1, độ 2, giúp tăng cường sức bền thành mạch, giảm thiểu đau rát, chống viêm và giảm nhanh các triệu chứng như ngứa rát, sưng phù ở vùng hậu môn. Người bệnh cần duy trì điều trị bằng thuốc kết hợp cùng các chỉ định khác của bác sĩ để cho hiệu quả điều trị tốt, người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh.
Lưu ý, người bệnh không được tự ý mua thuốc, tự ý điều trị khi không được thăm khám trực tiếp và có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo tính an toàn, chữa trĩ đúng người, đúng bệnh, đúng hướng, không để bệnh thêm trở nặng.
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm loét dạ dày và các phương pháp được áp dụng
3.2. Thực hiện chế độ ăn khoa học cùng thói quen sinh hoạt đúng cách
Chế độ ăn hợp lý và thói quen sinh hoạt đúng cách là yêu cầu bắt buộc cần thực hiện với người bệnh trĩ. Kể cả khi được điều trị đúng phương pháp, bệnh vẫn có thể trở nặng khi không tuân thủ đúng chế độ chăm sóc.
Một số lưu ý trong việc chăm sóc người bệnh trĩ cần quan tâm như sau:
– Chế độ ăn cần đảm bảo yếu tố tốt cho tiêu hóa, giúp nhuận tràng và đặc biệt cần ngăn ngừa táo bón. Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế đồ cay và đồ uống có chứa chất kích thích.
– Uống đủ nước vì nước sẽ giúp mềm phân, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho người bệnh trĩ.
– Một số thói quen mà người bệnh trĩ cần lưu ý: Không ngồi cầu tiêu quá lâu, hạn chế việc rặn mạnh, tư thế ngồi nên là ngồi xổm, vệ sinh sạch sẽ sau khi đi xong,…
– Người bệnh trĩ cần vận động điều độ, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tránh ngồi/nằm quá lâu 1 chỗ, tránh vận động quá sức như cử tạ, gym, cưỡi ngựa,…
3.3. Phẫu thuật cắt trĩ điều trị trĩ nội độ 2
Phẫu thuật cắt trĩ thường được áp dụng với trĩ độ 3, độ 4 và một số trường hợp trĩ độ 2 khi không đáp ứng yêu cầu điều trị nội khoa.
Phương pháp mổ trĩ được áp dụng phổ biến nhất hiện nay có thể kể tới là mổ trĩ Longo với ưu điểm ít xâm lấn, ít gây đau đớn, cho hiệu quả điều trị tốt và thời gian hồi phục nhanh chóng. Đây cũng là lựa chọn tin tưởng của đông đảo người bệnh.
Lưu ý, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để tiến hành mổ trĩ với trang thiết bị máy móc hiện đại, phòng mổ tiêu chuẩn cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiêm trực tiếp thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp Longo, đảm bảo ca mổ được diễn ra thuận lợi, an toàn và hiệu quả tốt.
Điều trị trĩ nội độ 2 nên được thực hiện sớm để không gặp phải tình trạng bệnh trở nặng, gây ra nhiều triệu chứng đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc những chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa để sớm thoát trĩ.