Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ dựa theo tiến triển nặng dần của bệnh. Đây sẽ là cơ sở để bác sĩ dễ dàng đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đó đua ra phác đồ điều trị trĩ nội đạt hiệu quả tối ưu và toàn diện nhất.
Bạn đang đọc: Điều trị trĩ nội theo từng cấp độ của bệnh
1. Bệnh trĩ nội và 4 cấp độ trĩ
Bệnh trĩ được xác định là trĩ nội khi các búi trĩ nằm bên trong hậu môn cụ thể là trên thành trực tràng. Đây cũng là cách để phân biệt giữa trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội ở giai đoạn đầu thường khó nhận biết hơn so với trĩ ngoại nên hầu hết các trường hợp bệnh được phát hiện đều đã trở nặng cùng triệu chứng rõ ràng như chảy máu, tiết dịch nhầy và đau rát vùng hậu môn.
Dựa theo tiến trình diễn biến nặng dần của trĩ, bệnh trĩ nội được chia theo 4 cấp độ như sau:
1.1. Trĩ nội độ 1
Giai đoạn đầu hình thành búi trĩ nhưng do búi trĩ nằm sâu trong hậu môn và các triệu chứng chưa rõ ràng nên rất khó phát hiện bệnh. Những dấu hiệu đầu tiên thường gặp đó là tình rạng táo bón kéo dài, đôi lúc cảm thấy đau rát, ngứa ở vùng hậu môn và có thể có máu mỗi khi đi đại tiện.
1.2. Trĩ nội độ 2
Ở giai đoạn 2 thì bệnh đã bắt đầu có biểu hiện rõ ràng hơn, cụ thể là tình trạng chảy máu thường xuyên hơn, cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở hậu môn cũng dần khó chịu. Đặc biệt, búi trĩ bên trong thành trực tràng đã to dần và có thể lòi ra ngoài mỗi khi đi đại tiện nhưng sau đó có thể tự co lại vị trí cũ.
1.3. Trĩ nội độ 3
Lúc này bệnh đã bắt đầu trở nặng gây chảy máu nhiều hơn, cảm giác đau rát và khó chịu vô cùng, ảnh hưởng tới nhiều hoạt động thường nhật của người bệnh. Búi trĩ đã to hơn và sa ra hẳn ra ngoài hậu môn ngay cả khi không đi cầu. Do kích thước nên búi trĩ không thể tự co lại vị trí cũ như ở trĩ độ 2 nhưng có thể dùng tay để đẩy vào trong được.
1.4. Trĩ nội độ 4
Trĩ nội độ 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, búi trĩ đã quá lớn, sa ra ngoài hậu môn và không thể dùng tay đẩy vào trong được nữa. Bên cạnh những triệu chứng nặng như chảy máu, tăng tiết dịch nhầy, ngứa rát,.. thì người bệnh còn đối mặt với các nguy cơ khác có thể gặp phải như nhiễm trùng, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, hoại tử búi trĩ, thậm chí là ung thư trực tràng.
2. Vì sao nên tiến hành điều trị trĩ nội theo từng cấp độ?
Như phân tích ở trên, với 4 cấp độ của trĩ nội sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau cũng như biểu hiện bệnh và triệu chứng theo kèm khác nhau. Vậy nên, việc điều trị cũng cần được thực hiện phù hợp với từng cấp độ để mang lại hiệu quả tốt nhất, tiết kiệm công sức, thời gian và chi phí điều trị.
Thông thường, người bệnh trĩ ở những giai đoạn đầu (trĩ độ 1, độ 2) sẽ được ưu tiên áp dụng điều trị bằng thuốc (điều trị bảo tồn). Còn khi bệnh trở nặng (trĩ độ 3, độ 4) thì thuốc không thể xử lý triệt để búi trĩ mà cần đến các phương pháp can thiệp ngoại khoa (dùng thủ thuật hoặc phẫu thuật).
Tuy nhiên trước hết, người bệnh trĩ nên tiến hành thăm khám trực tiếp để bác sĩ có thể đánh giá chi tiết tình trạng bệnh, xem xét mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mới có thể kết luận phương án điều trị phù hợp nhất.
Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày khi mang thai phải làm sao?
3. Chi tiết cách điều trị trĩ nội theo từng cấp độ
3.1. Điều trị trĩ nội độ 1, độ 2
Trĩ nội độ 1, độ 2 là giai đoạn ban đầu hình thành bệnh, búi trĩ còn nhỏ và triệu chứng chưa rõ ràng nên việc điều trị cũng đơn giản hơn và thường được ưu tiên chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý cùng các thói quen trong sinh hoạt đúng cách. Cụ thể như sau:
– Người bệnh trĩ nên ăn nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn, uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm các thực phẩm giúp nhuận tràng, thực phẩm giàu vitamin, sắt, kẽm, magie đều sẽ có lợi trong việc cải thiện tình trạng bệnh.
– Tránh các đồ ăn nhiều chất béo xấu như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh. Hạn chế tinh bột, đường và đồ uống chứa cồn vì không tốt cho tiêu hóa và dễ dẫn tới táo bón.
– Duy trì thói quen đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ mỗi ngày. Không ngồi cầu quá lâu, không rặn mạnh. Rửa sạch và lau khô hậu môn nhất là sau mỗi lần đại tiện.
– Vận động điều độ thay vì ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu.
3.2. Điều trị trĩ nội độ 3, độ 4
Trĩ nội độ 3, độ 4 là giai đoạn trở nặng của bệnh, kích thước búi trĩ to, triệu chứng khó chịu đau rát tăng dần nên việc điều trị được ưu tiên theo hướng triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ bằng can thiệp ngoại khoa.
Hiện nay, với sự xuất hiện của các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ ít xâm lấn, ít đau mà điển hình nhất là phương pháp Longo. Nhờ đó nhiều người bệnh bỏ qua lo ngại sợ mổ, sợ đau mà chủ động tiếp nhận điều trị sớm, nhanh chóng thoát trĩ và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
>>>>>Xem thêm: Khi mắc trào ngược dạ dày gây viêm xoang nên làm gì?
Ưu điểm của mổ trĩ Longo:
– Ít xâm lấn.
– Mổ trĩ được thực hiện trên đường lược – nơi có rất ít các cơ quan thụ cảm nên giảm đau đớn cho người bệnh khi tiến hành phẫu thuật.
– Sử dụng máy móc hiện đại đảm bảo độ chính xác cao, thời gian phẫu thuật nhanh chóng và hiệu quả rất tốt.
– Rút ngắn thời gian nằm viện, người bệnh hồi phục nhanh và hạn chế hình thành các biến chứng hậu phẫu.
Như vậy, việc điều trị trĩ nội dựa trên các cấp độ của trĩ sẽ mang đến hiệu quả tối ưu nhất. Người bệnh trĩ nên chủ động thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá chính xác cấp độ bệnh để từ đó được chỉ định phương án điều trị phù hợp, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và nhanh chóng thoát trĩ an toàn.