Điều trị tử cung có vách ngăn như thế nào? Cần lưu ý những gì?

Tử cung có vách ngăn là hiện tượng biến dạng ở tử cung, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Vậy điều trị tử cung có vách ngăn như thế nào, cần lưu ý những gì, thời điểm nào thực hiện là tốt nhất?

Bạn đang đọc: Điều trị tử cung có vách ngăn như thế nào? Cần lưu ý những gì?

1. Tử cung có vách ngăn là gì?

Tử cung (còn gọi là dạ con) là một bộ phận của cơ quan sinh sản, nằm giữa trực tràng và bàng quang, bình thường là một khoang trống. Khi mang thai, tử cung sẽ giãn nở để đủ diện tích cho thai nhi phát triển.

Tử cung có vách ngăn được coi là một biến dạng của tử cung, trong tử cung xuất hiện vách ngăn khiến lòng tử cung bị hẹp lại. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến việc thụ tinh cũng như mang thai, khiến tỷ lệ sảy thai tăng lên và gây cản trở cho quá trình sinh nở của sản phụ.

Điều trị tử cung có vách ngăn như thế nào? Cần lưu ý những gì?

Phẫu thuật tử cung có vách ngăn giúp khả năng mang thai cải thiện được đáng kể

Tử cung có vách ngăn được chia thành 2 loại:

– Vách ngăn tử cung bán phần:

Vách ngăn xuất hiện, không phân chia hết tử cung nhưng vẫn làm không gian trong tử cung bị hẹp hơn bình thường. Thực tế, vách ngăn tử cung bán phần không làm khả năng mang thai bị giảm đi mà chỉ gây khó khăn cho thai kỳ đã bắt đầu.

– Vách ngăn tử cung toàn phần:

Trường hợp này sẽ xuất hiện vách ngăn chia tử cung thành 2 phần riêng biệt. Tình trạng này nguy hiểm hơn vách ngăn bán phần bởi nó làm tăng nguy cơ sảy thai, thai nhi không phát triển được bình thường do không gian trong lòng tử cung chật hơn bình thường rất nhiều.

Không giống với những bệnh lý khác, tử cung có vách ngăn không có bất cứ triệu chứng nào. Bác sĩ sẽ chỉ phát hiện ra tử cung của chị em có vách ngăn khi tìm hiểu nguyên gây nên sảy thai hoặc khám các vấn đề sức khỏe khác qua siêu âm, chụp Xquang, nội soi,…

2. Tử cung có vách ngăn ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe sinh sản?

2.1 Nguy cơ sảy thai cao

Việc tử cung có vách ngăn sẽ không gây ảnh hưởng gì đến khả năng thụ thai của người phụ nữ nhưng sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Vách ngăn là một mô xơ không có nhiều nguồn cung cấp máu vì vậy khi trứng được thụ tinh làm tổ ở vách ngăn sẽ khiến cho thai nhi khó phát triển bình thường vì không có đủ chất dinh dưỡng.

Theo thống kê, có khoảng 3.2% phụ nữ sẽ gặp bất thường ở tử cung, trong số đó tử cung có vách ngăn chiếm tới 40% và đây được coi là loại bất thường ở tử cung phổ biến nhất.

Điều trị tử cung có vách ngăn như thế nào? Cần lưu ý những gì?

Bệnh lý vách ngăn tử cung có thể tăng nguy cơ sảy thai

2.2 Gây bất thường cho ngôi thai

Việc không gian chật hẹp sẽ khiến cho thai nhi gặp nhiều khó khăn khi quay đầu, dẫn đến ngôi thai bất thường. Tuy nhiên việc này không phải xảy ra ở tất cả các trường hợp tử cung có vách ngăn. Nhiều mẹ bầu bị vách ngăn ở tử cung vẫn có ngôi thai thuận và quá trình sinh đẻ vẫn diễn ra như những mẹ bầu bình thường khác.

2.3 Gây vỡ ối sớm

Vỡ ối sớm xảy ra khi thai nhi chưa được 37 tuần tuổi. Khi tình trạng này xảy ra, nước ối sẽ có lẫn máu, có màu sẫm và mùi hôi. Vỡ ối sớm xảy ra đến từ nhiều nguyên nhân và tử cung có vách ngăn là một trong số đó.

2.4 Tăng khả năng sinh mổ

Với những bà mẹ tử cung có vách ngăn thì khả năng sinh mổ sẽ cao do nhiều nguyên nhân như ngôi thai ngược hay thai kỳ có những bất thường.

3. Phương pháp điều trị tử cung có vách ngăn

Trước tiên, cần phải hiểu rằng nếu phát hiện bị vách ngăn tử cung khi đang mang thai, mẹ bầu sẽ không được can thiệp bất cứ thủ thuật nào. Việc điều trị chỉ được thực hiện trước hoặc sau thai kỳ và phương pháp được sử dụng là phẫu thuật nội soi để cắt vách ngăn và tạo hình tử cung. Quá trình phẫu thuật này được thực hiện bằng cách bác sĩ đưa một dụng cụ chiếu sáng vào âm đạo, qua phần cổ tử cung và vào trong tử cung. Sau đó, sẽ đưa dụng cụ để cắt và loại bỏ vách ngăn vào. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bác sĩ sẽ thực hiện mổ đẻ kết hợp với cắt vách ngăn tử cung, tạo hình lại tử cung cho người mẹ.

Với những phụ nữ đã sảy thai trước đây, sau khi thực hiện loại bỏ vách ngăn thì sẽ có khoảng 50 – 80% mang thai lại được bình thường và có chu kỳ khỏe mạnh như những mẹ bầu khác. Còn với những chị em trước đây không thể mang thai, phẫu thuật này có thể giúp khoảng 20% phụ nữ có khả năng mang thai.

Tìm hiểu thêm: Quy trình tầm soát ung thư phổi đúng cách

Điều trị tử cung có vách ngăn như thế nào? Cần lưu ý những gì?

Đôi khi bác sĩ sẽ thực hiện mổ đẻ kết hợp với cắt vách ngăn tử cung, tạo hình lại tử cung cho người mẹ

4. Phát hiện bị vách ngăn tử cung khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý gì?

Như đã chia sẻ ở trên, phụ nữ khi mang bầu sẽ không thể can thiệp phẫu thuật để cắt vách ngăn tử cung mà cần chờ tới khi sinh nở xong. Với một thai kỳ nguy cơ cao, sản phụ cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi.

4.1 Theo dõi thai kỳ thường xuyên

Do không can thiệp được bằng phẫu thuật, bác sĩ sẽ dặn dò mẹ bầu cẩn thận trong việc theo dõi cũng như dưỡng thai để đảm bảo tốt cho sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần tuân thủ đúng lịch khám thai định kỳ để bác sĩ có thể thường xuyên theo dõi và đảm bảo sẽ không có bất kỳ biến chứng nào xảy ra trong thai kỳ.

4.2 Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mẹ bầu cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng cách ăn đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng khác như: chất bột đường, chất đạm, chất béo, các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất và tránh những nhóm thực phẩm, đồ uống có hại, chứa các chất kích thích.

Điều trị tử cung có vách ngăn như thế nào? Cần lưu ý những gì?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp có nên tẩy cao răng tại nhà hay không

Mẹ bầu tử cung có vách ngăn cần có chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh

4.3 Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc hay vận động quá sức. Mẹ vẫn có thể vận động hàng ngày, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo nên chọn những bài tập nhẹ nhàng.

Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp chị em phụ nữ có thêm những thông tin hữu ích về việc điều trị tử cung có vách ngăn. Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên môn, tốt nhất chị em nên thăm khám phụ khoa 6 tháng/lần với mục đích đảm bảo sức khỏe sinh sản và sớm phát hiện ra những bất thường ở cơ quan sinh sản để kịp thời điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *