Điều trị ung thư buồng trứng biểu mô xâm lấn theo giai đoạn

Ung thư buồng trứng biểu mô xâm lấn là loại ung thư buồng trứng phổ biến nhất. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể.

Bạn đang đọc: Điều trị ung thư buồng trứng biểu mô xâm lấn theo giai đoạn

1. Điều trị ung thư buồng trứng biểu mô xâm lấn theo từng giai đoạn

1.1. Giai đoạn I

Việc điều trị ban đầu cho giai đoạn I ung thư buồng trứng là phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Thông thường tử cung, cả hai ống dẫn trứng, cả 2 buồng trứng được gỡ bỏ (cắt bỏ tử cung và cắt buồng trứng song phương).

Điều trị ung thư buồng trứng biểu mô xâm lấn theo giai đoạn

Các giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng

Trong giai đoạn IA và IB (T1A hoặc T1b, N0, M0), khối u xuất hiện bên trong một hoặc cả hai buồng trứng, không lây lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác. Việc điều trị sau phẫu thuật phụ thuộc vào các lớp khối u dưới kính hiển vi.

Giai đoạn IC (T1c, N0, M0): Đối với giai đoạn IC ung thư buồng trứng (bao gồm cả giai đoạn IC1, IC2, và IC3), phẫu thuật tiêu chuẩn để loại bỏ ung thư vẫn là điều trị đầu tiên. Sau khi phẫu thuật, người bệnh được hóa trị 3-6 chu kỳ điều trị.

Giai đoạn I ung thư ống dẫn trứng cũng được điều trị tương tự như giai đoạn I ung thư buồng trứng.

1.2. Giai đoạn II

Ở giai đoạn này, phương pháp điều trị thường bao gồm cắt bỏ tử cung và buồng trứng. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng để loại bỏ khối u nhiều nhất có thể. Sau khi phẫu thuật, hóa trị thường được khuyến cáo ít nhất là 6 chu kỳ.

Tìm hiểu thêm: Ung thư đại trực tràng giai đoạn 3A là gì, điều trị thế nào?

Điều trị ung thư buồng trứng biểu mô xâm lấn theo giai đoạn

Phẫu thuật thường được chỉ định ở giai đoạn sớm

1.3. Giai đoạn III

Giai đoạn III ung thư (bao gồm IIIA1, IIIA2, IIIB, và IIIC), phương pháp điều trị tương tự như ung thư giai đoạn II. Đầu tiên, người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tử cung, cả hai ống dẫn trứng, cả hai buồng trứng, và mạc nối (mô mỡ từ vùng bụng trên gần dạ dày và ruột) được loại bỏ. Các bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ cố gắng để loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt. Mục đích là loại bỏ các khối u lớn hơn 1cm.

Đôi khi khối u phát triển trên các đường ruột, và để loại bỏ các khối u, một phần của ruột sẽ cần được loại bỏ, những phần của các cơ quan khác (như bàng quang hoặc gan) có thể cần phải loại bỏ.

Sau phẫu thuật, người bệnh được hóa trị bổ trợ để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót. Sau kết thúc điều trị, các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu CA-125, chẩn đoán hình ảnh như: chụp CT, PET-CT, MRI để đánh giá kết quả điều trị.

Với bệnh nhân không đủ sức khỏe để phẫu thuật thì có thể được hóa trị trước, nếu hóa trị cho kết quả tốt phẫu thuật có thể thực hiện, và hóa trị bổ trợ. Hóa trị trước phẫu thuật cũng là lựa chọn cho những người ung thư giai đoạn muộn.

1.4. Giai đoạn IV

Trong giai đoạn IV, ung thư đã lan đến các cơ quan xa, như gan, phổi, hoặc xương. Mục tiêu điều trị lúc này là giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn, nâng cao chất lượng sống và kéo dài sự sống cho người bệnh.

Điều trị cho ung thư buồng trứng giai đoạn IV cũng tương đương giai đoạn 3: phẫu thuật loại bỏ khối u, theo sau là hóa trị. Một lựa chọn khác là hóa trị đầu tiên để khối u co lại, sau đó phẫu thuật.

1.5. Điều trị ung thư buồng trứng tái phát

Ung thư buồng trứng có thể quay lại sau điều trị gọi là tái phát. Tái phát có thể xảy ra tại ví trí ban đầu hoặc tái phát xa (lây lan đến các cơ quan như phổi hoặc xương). Ung thư biểu mô buồng trứng có nguy cơ tái phát sau nhiều tháng hoặc nhiều năm sau điều trị.

Điều trị ung thư buồng trứng biểu mô xâm lấn theo giai đoạn

>>>>>Xem thêm: Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng và gây mê nội khí quản khi sinh

TS.BS See Hui Ti chịu trách nhiệm chính trong điều trị ung thư buồng trứng ở nữ

Phụ nữ bị ung thư buồng trứng cũng có thể bị cổ trướng (tích tụ dịch trong ổ bụng). Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng kim để rút chất lỏng ra ngoài. Ung thư buồng trứng cũng có thể chặn đường ruột gây tắc nghẽn, khiến người bệnh đau bụng và buồn nôn. Để giúp bệnh nhân thoải mái, các bác sĩ có thể đặt một ống thông qua da và vào dạ dày để đường tiêu hóa hoạt động bình thường. Điều này có thể giúp giảm đau, buồn nôn và nôn. Đôi khi một stent (một ống cứng) có thể được đưa vào ruột già để làm giảm tắc nghẽn.

2. Điều trị ung thư buồng trứng theo phác đồ chuẩn Singapore

Tại Khoa Ung bướu Singapore – Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh ung thư buồng trứng có cơ hội điều trị bệnh với TS. BS See Hui Ti. Bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm, đã giúp điều trị cho hàng nghìn người bệnh mắc ung thư trên toàn thế giới, giúp kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn chặn chúng phát triển, loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể.

Bác sĩ luôn cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng giai đoạn, tùy thuộc vào sức khỏe, độ tuổi của từng người. Bác sĩ luôn ưu tiên áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn, bảo toàn cơ thể và thiên chức làm mẹ của phụ nữ.

Đặc biệt, các loại thuốc hóa chất, điều trị nội tiết được sử dụng tại bệnh viện có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt, giúp giảm tối đa tác dụng phụ cho người bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh ung thư buồng trứng không phải ra nước ngoài, tốn kém chi phí mà ngay tại Bệnh viện Thu Cúc vẫn được kiểm soát bệnh với bác sĩ giỏi, chất lượng tương đương sang Singapore.

Người bệnh còn được tiếp đón, chăm sóc chu đáo như người nhà và hưởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định.

*Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh của từng người.

Để đặt lịch tư vấn điều trị ung thư với đội ngũ bác sĩ Singapore, vui lòng liên hệ 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *