Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là khi các tế bào ung thư bắt đầu di căn sang các bộ phận lân cận hoặc các cơ quan khác của cơ thể. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thế nào là vấn đề được đông đảo bạn đọc quan tâm.
Bạn đang đọc: Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thế nào?
Ung thư cổ tử cung được chia làm nhiều giai đoạn, dựa vào kích thước và mức độ xâm lấn của khối u. Trong đó, giai đoạn IV hay còn gọi là giai đoạn cuối là khi các tế bào ung thư bắt đầu di căn sang các bộ phận lân cận hoặc các cơ quan khác của cơ thể.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
1. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Ở giai đoạn này, các triệu chứng ung thư cổ tử cung khá rõ ràng như:
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Âm đạo tiết dịch hôi và màu hồng, nâu hoặc có máu, có thể lẫn những mảnh mô hoặc chất hoại tử.
- Đau vùng chậu, lưng hoặc chân
Bên cạnh đó, do khối u ác tính ở cổ tử cung đã xâm lấn và di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể nên khi di căn tới đâu, người bệnh sẽ có biểu hiện điển hình tại đó:
- Có nhiều thay đổi về thể chất: Bệnh nhân cảm thấy khó thở. Đây là triệu chứng cơ bản nhất của người mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Họ có thể bị tắc nghẽn phế quản, suy hô hấp… do khối u chèn ép phổi.
- Buồn nôn và nôn: do khối u phát triển chèn ép dạ dày, do tắc ruột hoặc tâm lý của bệnh nhân bị kích thích gây buồn nôn. Ngoài ra, việc điều trị hóa chất cũng có thể là nguyên nhân khiến họ buồn nôn và nôn.
- Khô miệng kém ăn dẫn tới suy nhược cơ thể. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân cũng có biểu hiện cổ chướng do khối u, do gan to, táo bón hoặc tắc ruột,…
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc răng phủ sứ bạn đã biết chưa?
Buồn nôn và nôn là cảm giác thường thấy của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
2. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thế nào?
Nếu như ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn thì đến giai đoạn muộn, tiên lượng bệnh nhân ung thư cổ tử cung khá dè dặt.
>>>>>Xem thêm: Điều trị tủy răng trẻ em thế nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn cụ thể
Phương pháp điều trị có thể áp dụng trong trường hợp này là hóa trị và xạ trị nhằm tiêu diệt tế bào ung thư ở một mức độ nhất định và ngăn không cho chúng tiếp tục di căn sang các cơ quan khác. Mục tiêu điều trị nhằm giảm đau và giảm nhẹ các triệu chứng khác, kéo dài sự sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Cách duy nhất để kịp thời điều trị ung thư cổ tử cung là phụ nữ trên 30 tuổi nên đi khám tầm soát mỗi năm ít nhất 1 lần, làm xét nghiệm tế bào âm đạo, tìm ung thư khi còn sớm. Khi có dấu hiệu, bệnh nhân tuyệt đối không tự điều trị bằng phương pháp dân gian, những phương pháp này chưa được chứng minh có thể chữa ung thư, nhưng thực tế làm bệnh thêm trầm trọng.
Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hương- Trưởng Khoa Ung Bướu Bệnh Viện Thu Cúc.