Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính có tỷ lệ tử vong cao trong số các căn bệnh ung thư đường tiêu hóa. Nếu người bệnh được điều trị ở giai đoạn càng sớm thì cơ hội chữa khỏi sẽ càng cao hơn. Điều trị ung thư đại tràng được xác định dựa trên yếu tố chính là giai đoạn của bệnh và các yếu tố liên quan về tuổi tác, sức khỏe…
Bạn đang đọc: Điều trị ung thư đại tràng các giai đoạn
1. Phân loại các giai đoạn trong ung thư đại tràng
Là một bệnh lý ác tính của đường tiêu hóa, ung thư đại tràng cũng phát triển qua 4 giai đoạn điển hình.
1.1 Giai đoạn 1
Giai đoạn 1: Được gọi là ung thư đại tràng biểu mô tiến triển tại chỗ, nghĩa là tế bào ung thư vẫn chỉ giới hạn trong đại tràng người bệnh.
Ung thư đại tràng ở giai đoạn tiến triển càng xa kích thước khối u càng gia tăng và vượt ra khỏi đại tràng người bệnh, lan sang các cơ quan khác
1.2 Giai đoạn 2
Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã tiến triển vượt ra ngoài đại tràng, xâm lấn đến các khu vực khác bên trong đại tràng. Dựa vào mức độ xâm lấn đến bao xa mà ung thư đại tràng giai đoạn 2 sẽ được chia nhỏ hơn thành các giai đoạn 2A, 2B, 2C như sau.
Giai đoạn 2A: Tế bào ung thư phát triển xuyên qua lớp cơ vào lớp thanh mạc. Hoặc tế bào ung thư thường nằm ở lớp ngoài cùng của đại tràng nhưng chưa xuất hiện ở các mô hoặc hạch bạch huyết lân cận.
Giai đoạn 2B: Tế bào ung thư phát triển đến lớp phúc mạc và chưa có mặt tại các hạch bạch huyết gần đó. Hoặc tế bào ung thư vượt qua lớp ngoài cùng của đại tràng đến lớp niêm mạc quanh cơ quan tại ổ bụng.
Giai đoạn 2C: Kích thước khối u đã phát triển lớn hơn xuyên qua các lớp ở đại tràng đến các cấu trúc lân cận nhưng không lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó ở ở xa.
1.3 Giai đoạn 3
Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn sang các hạch bạch huyết lân cận. Ở giai đoạn này số lượng hạch bạch huyết sẽ quyết định các giai đoạn nhỏ cụ thể hơn trong giai đoạn 3.
Giai đoạn 3A: Là thời điểm các hạch bạch huyết gần với đại tràng bị ảnh hưởng.
Giai đoạn 3B: Có 2-3 hạch bạch huyết gần đại tràng bị ảnh hưởng.
Giai đoạn 3C: Có trên 4 hạch bạch huyết gần đại tràng bị ảnh hưởng hoặc các hạch bạch huyết ở xa bị ảnh hưởng.
1.4 Giai đoạn 4
Giai đoạn 4: Là giai đoạn cuối của bệnh ung thư đại tràng khi các tế bào ung thư di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư dạ dày chữa thế nào?
Nội soi đại tràng là một phương pháp được sử dụng trong chẩn đoán xác định ung thư đại tràng
2. Điều trị bệnh ung thư đại tràng qua các giai đoạn
2.1 Phương hướng điều trị ung thư đại tràng
Phương pháp điều trị đơn lẻ hoặc phác đồ đa mô thức kết hợp quyết định điều trị cho bệnh nhân mắc ung thư đại tràng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó giai đoạn bệnh là một yếu tố quan trọng. Thông thường khi bệnh diễn biến từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3, người bệnh có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u, mô và các tế bào xung quanh.
Tuy nhiên khi ung thư đã tiến triển sang giai đoạn 3 cụ thể là 3B hoặc 3C thì người bệnh có thể cần kết hợp hóa trị liệu với phẫu thuật để tiêu diệt triệt để tế bào ung thư, ngăn chặn tế bào ác tính tấn công sang các cơ quan khác của cơ thể. Khi ung thư đại tràng tiến triển đến giai đoạn 4 thì liệu pháp nhắm trúng đích hoặc hóa trị là giải pháp hiệu quả để kiểm soát tế bào không gia tăng mạnh hơn nữa, kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh.
2.2 Chi tiết các phương pháp điều trị bệnh ung thư đại tràng
Phẫu thuật điều trị bệnh lý ác tính – ung thư đại tràng
Là một phương pháp triệt căn hiệu quả được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn bệnh ung thư đại trực tràng. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ những khu vực cần thiết. Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể được tiếp tục chỉ định thực hiện hóa trị bổ trợ, xạ trị để đảm bảo tế bào ung thư còn lại phẫu thuật không thể loại bỏ toàn toàn sẽ được tiêu diệt triệt để, hạn chế khả năng phát triển sau này.
>>>>>Xem thêm: Mách chị em cách tự khám vú để phát hiện sớm ung thư vú
Bệnh nhân điều trị ung thư đại trực tràng tại Thu Cúc TCI với Chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore
Hóa trị ứng dụng trong điều trị bệnh lý ung thư đại tràng
Hóa trị liệu là một phương pháp điều trị ung thư đại tràng, chủ yếu được chỉ định bằng 2 cách là trước phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật. Trong trường hợp thực hiện hóa chất trước phẫu thuật sẽ giúp thu nhỏ kích thước khối u ác tính ở đại tràng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc cắt bỏ tổ chức ung thư sau này. Trong trường hợp hóa trị liệu được chỉ định thực hiện kết hợp sau phẫu thuật như đã đề cập ở phần trước đó sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Ngoài ra hóa chất còn được kết hợp với thuốc nhắm trúng đích cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn tiến triển xa có dấu hiệu di căn đến các cơ quan trong cơ thể, mà không thể điều trị được bằng phẫu thuật cắt bỏ đơn thuần.
Xạ trị
Là phương pháp ứng dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt và làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư đại trực tràng. Phương hướng điều trị ung thư đại tràng bằng xạ trị sẽ được chỉ định tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Các phương pháp điều trị khác
– Điều trị đích là phương pháp sử dụng thuốc nhắm đến trực tiếp tế bào ung thư đại tràng mang các đặc tính cụ thể. Thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư đại trực tràng gồm có kháng thể đơn dòng và kháng sinh mạch.
– Liệu pháp miễn dịch giúp làm ngưng sự phát triển của tế bào ung thư đại trực tràng, ngăn tế bào ung thư nhân rộng sang các cơ quan khác bằng cách tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện tế bào ung thư.
Để quá trình điều trị ung thư đại tràng đạt hiệu quả, người bệnh và người nhà bệnh nhân nên chủ động theo dõi diễn biến sức khỏe, thông báo kịp thời cho bác sĩ nếu có những tác dụng phụ, những triệu chứng bất thường. Đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và điều dưỡng viên. Ngoài ra nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng v
à sức khỏe, từ đó không làm gián đoạn đến quá trình điều trị. Đặc biệt sức khỏe tinh thần là một yếu tố rất quan trọng giúp người bệnh chống chọi và vượt qua được bệnh ung thư đại tràng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.