Theo thống kê của bệnh viện K năm 2021, ung thư đại tràng có tỷ lệ tử vong hàng thứ 4 tại Việt Nam. 90% bệnh nhân có tiên lượng tốt nếu điều trị ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm. Vậy điều trị ung thư đại tràng như thế nào để tránh tái phát, đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Điều trị ung thư đại tràng như thế nào để tránh tái phát
1. Khi nào cơ thể bạn có dấu hiệu mắc ung thư đại tràng
Tại Việt Nam, ung thư đại tràng thường gặp thứ 2 chỉ sau ung thư vú ở phụ nữ. Với nam giới, ung thư đại tràng là căn bệnh thường gặp thứ 3 sau ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt. Trước đây, bệnh thường gặp ở nhóm người trên 50 tuổi. Những năm gần đây, ung thư đại tràng gia tăng ở nhóm người trẻ tuổi.
Ở giai đoạn sớm, ung thư đại tràng thường có những biểu hiện rất mờ nhạt. Do đó để tầm soát sớm bệnh ung thư đại tràng những nhóm người có nguy cơ cao nên định kỳ khám sức khỏe, thực hiện nội soi đại tràng.
Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh ung thư đại tràng có những biểu hiện: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, nôn, đầy bụng, sụt cân…
2. Những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư đại tràng
2.1. Nguyên nhân từ polyp đại tràng
Các chuyên gia đầu ngành về tiêu hóa đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa ung thư đại tràng và polyp đại tràng.
Có đến 70% ung thư đại tràng bắt nguồn từ polyp tuyến, 25 – 30% ung thư đại tràng bắt nguồn từ polyp răng cưa.
Số lượng polyp càng nhiều và đường kính polyp càng to thì khả năng ung thư hóa càng cao.
2.2. Nguyên nhân từ viêm loét đại tràng kéo dài
Những vết viêm loét đại tràng lâu năm, kéo dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư đại tràng.
2.3. Nguyên nhân gây ung thư đến từ chế độ ăn uống
Những người bị béo phì, hay uống rượu bia, hút thuốc lá làm tăng khả năng bị ung thư đại tràng.
Những người có chế độ ăn quá nhiều thịt đỏ, thịt hun khói, đồ chế biến sẵn và các thực phẩm lên men cũng có nguy cơ cao bị bệnh ung thư đại tràng.
Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày khi mang thai phải làm sao?
3. Điều trị bệnh ung thư đại tràng
Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị chính hiện nay đang gồm có: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và chăm sóc giảm nhẹ.
3.1. Phẫu thuật
Căn cứ vào kích thước khối u, giai đoạn phát triển của khối u đại tràng để bác sĩ tiến hành loại bỏ u thông qua nội soi
Có những trường hợp bắt buộc phải mổ mở để loại bỏ khối u và nạo vét hạch.
3.2. Hóa trị
Hóa trị trong điều trị ung thư đại tràng tức là dùng thuốc truyền vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị cũng có thể dùng trước khi thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u với mục đích làm khối u nhỏ lại, dễ dàng cắt hơn.
Khi thực hiện hóa trị, thuốc sẽ theo máu đi khắp cơ thể, có tác dụng khi ung thư phát triển mạnh. Nhưng nó cũng có nhược điểm, ngoài tiêu diệt các tế bào ung thư, hóa trị cũng gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường. Hóa trị gây ra các tác dụng phụ như nôn, chán ăn, đau bụng, đi ngoài, rụng tóc…
3.3. Xạ trị
Xạ trị tức là dùng tia xạ tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật. Xạ trị cũng gây ra các tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng…
3.4. Điều trị giảm nhẹ
Điều trị giảm nhẹ giúp giảm đau cho bệnh nhân ung thư và các triệu chứng khó chịu khác, mục đích của điều trị giảm nhẹ chính là đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
4. Theo dõi tái phát sau điều trị ung thư đại tràng
Sau điều trị ung thư đại tràng bệnh nhân vẫn có khả năng tái phát. Theo thống kê, thông thường trong 1 đến 3 năm đầu tiên sau điều trị ung thư đại tràng là thời điểm dễ bị tái phát bệnh nhất.
Khi bệnh ung thư đại tràng tái phát sẽ gây ra những triệu chứng tương tự như ung thư đại tràng tiên phát. Tái phát ung thư đại tràng chia thành 3 dạng chính sau:
Ung thư đại tràng tái phát ở vị trí ban đầu: Khối u mọc lại ngay tại vị trí khối u đã được phẫu thuật loại bỏ trước đó.
Ung thư đại tràng tái phát dạng xâm lấn: Tình trạng này xảy ra khi các tế bào ung thư đại tràng xuất hiện ở các hạch bạch huyết nằm gần đại tràng.
Ung thư đại tràng tái phát dạng di căn: Các tế bào ung thư đã di căn sang các cơ quan khác của cơ thể. Ung thư đại tràng có thể di căn sang gan, phổi, não…
Bệnh ung thư đại tràng có thể chữa khỏi, nhưng không thể tránh được tái phát. Chính vì vậy theo dõi sát, tuân thủ hướng dẫn điều trị, khám định kỳ là yếu tố quan trọng ngăn chặn sự tái phát của bệnh.
>>>>>Xem thêm: Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?
5. Nội soi đường tiêu hóa – “Chìa khóa vàng” phát hiện sớm ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng hoàn toàn có thể chưa khỏi ở giai đoạn sớm. Thật đáng buồn khi ở Việt Nam có đến 90% bệnh nhân ung thư đại tràng chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn.
Các chuyên gia tiêu hóa đầu ngành đã chỉ ra rằng, nội soi tiêu hóa chính là phương pháp tối ưu để tầm soát ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư đại tràng nói riêng.
Người dân nên đến các cơ sở y tế uy tín thực hiện nội soi đường tiêu hóa định kỳ ngay cả khi không có triệu chứng. Vì trên thực tế các loại ung thư tiêu hóa như ung thư dạ dày, đại tràng có triệu chứng rất mơ hồ. Khi có những biểu hiện rõ ràng thì ung thư đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Chỉ khi thực hiện khám định kỳ và nội soi tiêu hóa định kỳ mới là cách duy nhất giúp phát hiện những bất thường để kịp thời can thiệp.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa danh tiếng, giàu kinh nghiệm. Trang thiết bị y tế, máy móc nội soi hiện đại bậc nhất, áp dụng công nghệ nội soi tiên tiến giúp phát hiện tất cả các bất thường về đường tiêu hóa một cách chính xác, nhanh chóng.