Ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, lựa chọn phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 2 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, thể trạng bệnh nhân, loại ung thư cũng như mong muốn điều trị của người bệnh.
Bạn đang đọc: Điều trị ung thư phổi giai đoạn 2
Ung thư phổi được xếp vào nhóm bệnh ung thư cực kì nguy hiểm do tốc độ tiến triển, di căn nhanh và có tiên lượng xấu. Ung thư phổi được phân chia thành hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, trong đó ung thư phổi không phải tế bào nhỏ phổ biến hơn. Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi khi có tới trên 80% ca tử vong được xác định có liên quan đến khói thuốc lá. Riêng tại Việt Nam, có đến trên 90% bệnh nhân mắc ung thư phổi có hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường có khói thuốc.
1. Điều trị ung thư phổi giai đoạn 2 như thế nào?
Ung thư phổi giai đoạn 2
Lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, ung thư phổi giai đoạn 2 có đặc điểm ung thư đã phát triển rộng khắp các mô màng phổi, có kích thước đến 7 cm có thể gây bít tắc đường thở. Một hoặc nhiều khối u nhỏ riêng biệt có thể phát triển ở một bên phổi. Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị là những phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi phổ biến ở giai đoạn này.
- Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị bệnh được đánh giá cao cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 2. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ phân đoạn để loại bỏ phần lớn phổi, cắt thùy để loại bỏ toàn bộ một thùy phổi, loại bỏ một bên phổi cùng các hạch bạch huyết ở ngực.
- Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm giảm kích thước của chúng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng cũng như thời gian hóa trị khác nhau. Thuốc hóa trị chủ yếu đưa vào cơ thể qua tĩnh mạch cánh tay hoặc đường uống. Bác sĩ cũng có thể kết hợp nhiều loại thuốc hóa trị để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Xạ trị: sử dụng tia năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị liệu có thể đến từ máy xạ trị bên ngoài hoặc bức xạ áp sát bên trong cơ thể – qua chất phóng xạ được đưa vào ống nhỏ qua nội soi phế quản.
2. Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư phổi
Ung thư phổi vẫn được xếp vào nhóm có tiên lượng sống dè dặt, ngay cả ở giai đoạn sớm. Ở giai đoạn 2, tiên lượng sống sau 5 năm cho bệnh nhân ung thư phổi khoảng 30 – 31%.
Tuy có tiên lượng sống không cao nhưng với sự tiến bộ của khoa học y tế trong điều trị ung thư, bệnh nhân ung thư phổi vẫn có cơ hội kéo dài sự sống, kiểm soát bệnh tốt nếu được điều trị tích cực.
Tìm hiểu thêm: Tụt huyết áp khi mang thai – mẹ bầu cần làm gì để khắc phục?
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến nước bọt
TS. BS Lim Hong Liang trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.