Ung thư phổi được phân ra thành 2 loại: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ có tốc độ phát triển và di căn chậm hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ. Vậy điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ như thế nào thì hiệu quả nhất?
Bạn đang đọc: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng cách nào?
1. Ung thư phổi không tế bào nhỏ là thế nào?
Ung thư phổi không tế bào nhỏ là bệnh lý phổ biến, chiếm khoảng 85% trong số ung thư phổi nói chung.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ được hình thành khi các tế bào khỏe mạnh có trong phổi bắt đầu thay đổi và phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành khối u, đồng thời xuất hiện tổn thương hoặc các nốt sần. Vị trí của khối u phổi đầu tiên thường không cố định, nó có thể bắt đầu bất cứ vị trí nào trong phổi.
Tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ thường ít ác tính hơn, tốc độ phát triển và di căn cũng chậm hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ. Do đó, nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và được điều trị kịp thời thì hoàn toàn có cơ hội kéo dài sự sống và hồi phục.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ tuy ít ác tính nhưng vẫn gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời
2. Phân loại ung thư phổi không tế bào nhỏ
Có 3 loại ung thư phổi không tế bào nhỏ:
2.1. Ung thư biểu mô tế bào vảy
Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm khoảng 30% tổng số ca mắc ung thư phổi. Loại ung thư này thường bắt đầu trong các tế bào lót đường dẫn khí lớn trong phổi nên còn được gọi là ung thư phổi biểu mô dạng biểu bì.
Theo số liệu thống kê được trong vài năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư phổi biểu mô tế bào vảy đang có xu hướng giảm. Do vị trí gần kề với phổi nên loại ung thư này thường xuất hiện triệu chứng sớm hơn so với các loại ung thư phổi khác.
2.2. Ung thư biểu mô tuyến
Gần 40% tổng số ca mắc ung thư phổi là ung thư biểu mô tuyến. Loại ung thư này thường bắt nguồn từ mô phổi ngoại vi, trong các tế bào sản xuất chất nhầy.
Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư phổi biểu mô tuyến ngày càng gia tăng. Bệnh đặc biệt nguy hiểm vì ít có triệu chứng rõ ràng, thường chỉ được phát hiện ở những giai đoạn muộn.
2.3. Ung thư biểu mô tế bào lớn
Ung thư biểu mô tế bào lớn có thể xuất phát ở vị trí bất kỳ của phổi và thường khó điều trị hơn so với hai loại đã nêu trên. Bệnh khá hiếm gặp, chỉ chiếm 15% tổng số ca mắc ung thư phổi nhưng tốc độ phát triển và xâm lấn cực nhanh, dễ gây ra hiện tượng tràn dịch màng phổi và di căn đến thành ngực khiến người bệnh đau đớn và tức ngực mỗi khi hít thở sâu.
3. Các phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ
Ung thư phổi thường phát triển qua 5 giai đoạn từ 0 đến 4. Nếu ung thư phổi không tế bào nhỏ được phát hiện ở những giai đoạn đầu và được điều trị càng sớm thì hiệu quả sẽ càng cao.
Tùy từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị sử dụng các phương pháp khác nhau để đáp ứng tốt nhất với tuổi tác, tình trạng sức khỏe cũng như mong muốn của người bệnh. Dưới đây là các phương pháp được dùng để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ cho từng giai đoạn bệnh cụ thể:
3.1. Giai đoạn 0
Giai đoạn 0 là giai đoạn đầu tiên của ung thư, lúc này tế bào ung thư vẫn chưa xâm lấn vào mô phổi hay các vùng khác trong cơ thể. Vì vậy, khối u có thể được xử lý bằng phẫu thuật mà không cần can thiệp xạ trị hay hóa trị.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây viêm buồng trứng
Phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu nhất ở những giai đoạn sớm
3.2. Giai đoạn 1
Dựa vào kích thước của khối u mà ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1 được chia thành 2 thời kỳ:
– Khối u 1A có kích thước dưới 3 cm
– Khối u 1B có kích thước trên 3cm nhưng chưa tới 4cm
Ở giai đoạn này, khối u trong phổi cũng chưa lan đến bất kỳ hạch bạch huyết nào nên bác sĩ vẫn có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u. Để hạn chế nguy cơ tái phát sau phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ được chỉ định thêm hóa trị kết hợp để tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư nếu cần thiết.
3.3. Giai đoạn 2
Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 2 cũng được chia thành hai thời kỳ:
– Khối u 2A có kích thước trên 4cm nhưng chưa tới 5cm, đồng thời chưa lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
– Khối u 2B có kích thước từ 5cm trở xuống, đã di căn đến các hạch bạch huyết hoặc kích thước trên 5cm nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết.
Trong giai đoạn 2, điều trị ung thư không tế bào nhỏ cũng sẽ được tiến hành bằng cách phẫu thuật và hóa trị tùy theo tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh.
3.4. Giai đoạn 3
Trong giai đoạn 3, ung thư được phân loại thành các thời kì 3A, 3B hoặc 3C dựa trên kích thước khối u và các hạch bạch huyết mà ung thư đã di căn sang. Khối u lúc này chưa xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể.
Căn cứ vào các đặc điểm cụ thể về kích thước, vị trí khối u và hạch bạch huyết liên quan thì người bệnh sẽ được điều trị bằng một hoặc nhiều phương pháp phổ biến như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch. Trong đó hóa trị và xạ trị có thể thực hiện riêng biệt tuần tự hoặc cùng lúc, được gọi là hóa trị liệu đồng thời.
>>>>>Xem thêm: Đặt vòng tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm hay không?
Hóa trị có thể được kết hợp cùng các phương pháp khác để tối ưu hiệu quả điều trị
3.5. Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối của ung thư phổi không tế bào nhỏ, lúc này khối u đã lan đến các vị trí khác trong phổi, xâm lấn chất lỏng bao quanh phổi – tim hoặc các bộ phận xa của cơ thể thông qua máu. Ung thư phổi không tế bào nhỏ cũng có khả năng lây lan đến não, xương, gan và tuyến thượng thận.
Chính vì lý do này, hầu hết người bệnh đều phải áp dụng phương pháp điều trị toàn thân như hóa trị liệu, liệu pháp nhắm trúng đích hoặc liệu pháp miễn dịch thay vì chỉ làm phẫu thuật và xạ trị như các giai đoạn trước đó. Trong một số trường hợp hy hữu, người bệnh có thể được phẫu thuật nếu khối u di căn trong não hoặc tuyến thượng thận mà không lan sang bất cứ cơ quan nào khác.
Để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ một cách hiệu quả nhất, người bệnh nên lựa chọn các bệnh vi
ện uy tín có đội ngũ chuyên gia giỏi và đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ trong suốt quá trình chữa trị. Đừng vội bi quan trước ung thư, hãy khám và điều trị sớm để nhanh chóng vượt qua bệnh tật và sống khỏe mạnh bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.