Ung thư vòm họng có thể gặp phải ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có lối sống không lành mạnh, những dấu hiệu của bệnh cần được theo dõi kĩ và thăm khám sớm bởi rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm hoặc sổ mũi thông thường. Điều trị ung thư vòm họng là một quá trình và nếu được phát hiện sớm, quá trình này sẽ đơn giản và đỡ ảnh hưởng hơn rất nhiều.
Bạn đang đọc: Điều trị ung thư vòm họng với phác đồ trúng đích
1. Khái quát thông tin chung về bệnh ung thư vòm họng
1.1 Tổng quan và khái niệm ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên dẫn tới chủ quan và phát hiện bệnh muộn. Ung thư vòm họng chiếm tỷ lệ khá cao so với các loại bệnh ung thư khác và bệnh thường được phát hiện trong giai đoạn tiến triển khiến việc điều trị rất khó khăn.
Những nguyên nhân gây ung thư vòm họng thường không được xác định rõ ràng nhưng dưới đây là một số nguy cơ mắc bệnh:
– Mắc virus EBV hoặc HPV
– Ô nhiễm môi trường sống
– Ăn uống thiếu lành mạnh, hút thuốc lá, uống rượu
Thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, trong đó có ung thư vòm họng
– Vấn đề di truyền ung thư ở trong gia đình
– Tuổi tác, tuổi càng lớn thì nguy cơ bệnh càng cao.
1.2 Những biểu hiện bệnh ung thư vòm họng điển hình
Giai đoạn ủ bệnh tức giai đoạn đầu, khối u ung thư vòm họng tiến triển âm thầm và có thể xuất hiện những triệu chứng như bệnh hô hấp nên người bệnh thường chủ quan. Những dấu hiệu bệnh phổ biến dễ nhận diện bao gồm:
– Đau họng, khản tiếng:
Khối u có thể khiến họng bị đau và khản tiếng bởi những tổn thương đến tế bào lành. Khối u chèn ép lên hạch bạch huyết khiến cho người bệnh đau khi nuốt nước bọt, sau đó rát họng và dần dần khản tiếng.
Tuy có vẻ tương tự như bệnh hô hấp nhưng người bệnh có thể phân biệt ung thư vòm họng qua dấu hiệu đau một bên cổ, đau tăng dần và uống thuốc không đỡ. Những triệu chứng kéo dài trên 3 tuần cần được thăm khám sớm.
– Ngạt mũi: Ngạt mũi thường xuất hiện một bên, từng lúc và kèm chảy nước mũi bởi ung thư khiến hệ thống miễn dịch giảm dẫn tới vi khuẩn, virus xâm nhập.
– Ho có đờm: Nếu ho dai dẳng không khỏi và những triệu chứng không thể điều trị bằng thuốc thì cần đi thăm khám sớm.
– Đau đầu: Thường người bệnh sẽ đau âm ỉ và theo cơn.
– Ù tai: Cảm giác giống có tiếng ve kêu bên tai.
– Nổi hạch: Nổi ở hai bên cổ, có thể cảm nhận hoặc sờ thấy.
2. Chẩn đoán và điều trị ung thư vòm họng sớm như thế nào?
Những biểu hiện bệnh đặc trưng cần thăm khám và phát hiện sớm để dễ trong chẩn đoán và chỉ định điều trị. Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán và chữa ung thư vòm họng phổ biến được chỉ định:
2.1 Cách để chẩn đoán phát hiện ung thư vòm họng giúp điều trị hiệu quả
– Thăm khám với chuyên gia: bác sĩ tiến hành quan sát bệnh nhân và kiểm tra hạch, kiểm tra miệng để thăm khám lưỡi, vòm họng.
Tìm hiểu thêm: Vết rạch tầng sinh môn bị lồi có sao không?
Bác sĩ điều trị sẽ dựa vào những chẩn đoán về sức khỏe và dấu hiệu bệnh để chỉ định phác đồ điều trị
– Nội soi họng: sử dụng dụng cụ nội soi chuyên dụng để phát hiện kích thước và vị trí khối u.
– Chụp X-quang: xác định chi tiết về khối u như hình dạng, kích thước.
– Nội soi NBI: phương pháp nội soi hiện đại giúp phát hiện tăng sinh mạch máu ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn đầu khi khối u chưa di căn.
– Sinh thiết: chẩn đoán chính xác kết quả xác định ung thư, khối u có thể được quan sát rõ nét.
2.2 Các phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng thường được chỉ định
– Xạ trị:
Xạ trị dùng tia năng lượng cao phá hủy tế bào ung thư với xạ trị chiếu ngoài áp dụng cho các khối u nhỏ. Có thể phối hợp xạ trị cùng với hóa trị để có hiệu quả điều trị cao.
Đối với xạ trị chiếu trong có thể dùng trong giai đoạn ung thư tái phát để tiêu diệt khối u hiệu quả hơn.
– Hóa trị
Dùng hóa chất để loại bỏ tế bào ung thư với thuốc uống dạng viên hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc kết hợp cả hai. Trong đó, hóa trị ung thư vòm họng được phân chia như sau:
+ Hóa trị thực hiện với xạ trị: làm tăng hiệu quả xạ trị tuy nhiên có thể có tác dụng phụ nên cần đánh giá kĩ thể trạng của bệnh nhân
+ Hóa trị sau xạ trị: đáp ứng mục tiêu loại bỏ tế bào ung thư kể cả khi đã di căn, cần đánh giá khả năng chịu đựng của người bệnh.
+ Hóa trị trước xạ trị: hóa trị đơn thuần đang được nghiên cứu để xác định hiệu quả điều trị bệnh.
Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị ung thư vòm họng để tránh bệnh tái phát.
– Phẫu thuật:
Phẫu thuật không được áp dụng trong điều trị bệnh ung thư vòm họng nhưng có thể áp dụng để cắt bỏ hạch bạch huyết hay cắt bỏ khối u ở một số trường hợp.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh ung thư tuyến nước bọt
Phẫu thuật không được áp dụng trong điều trị ung thư vòm họng nhưng có thể áp dụng để cắt bỏ hạch bạch huyết hay cắt bỏ khối u
2.3 Phương pháp phòng ngừa từ sớm ung thư vòm họng
Việc điều trị bệnh ung thư vòm họng tương đối tốn kém và nhiều trở ngại nên người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa sớm ngay từ ban đầu thông qua:
– Chế độ ăn uống cần được xây dựng khoa học để tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa những tác nhân ung thư
– Hạn chế ăn quá nhiều đồ nướng bởi có nguy cơ gây ung thư vòm họng, đặc biệt khi thực phẩm chưa chín kĩ
– Không ăn những đồ ăn, đồ uống quá nóng bởi làm tế bào ở vòm họng bị tổn thương, dễ bị tấn công dẫn tới mầm mống bệnh ung thư
– Không sử dụng các loại chất kích thích như bia rượu, thuốc lá để tránh làm tổn thương vòm họng
– Thường xuyên rèn luyện thể chất thông qua thể dục thể thao giúp ngăn ngừa bệnh lý, xả stress, đốt mỡ thừa, tăng tinh thần vui vẻ… giúp phòng ngừa những bệnh lý lý ảnh hưởng tới sức khỏe, trong đó có ung thư.
Hi vọng những thông tin về điều trị ung thư vòm họng trên đây giúp người bệnh có được cái nhìn khách quan nhất về các phương pháp điều trị và phương pháp phòng ngừa từ sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.