Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

Viêm tiểu phế quản ở trẻ thường kéo dài 5-7 ngày. Bệnh có nhiều dạng khác nhau như viêm tiểu phế quản cấp, viêm tiểu phế quản co thắt,… Viêm tiểu phế quản có triệu chứng khởi phát như viêm hô hấp trên, sốt nhẹ, sổ mũi, ho dai dẳng… sau đó trẻ bị khó thở, thở khò khè, thở ngấp, bú ngày càng kém. Dưới đây là cách hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ.

Bạn đang đọc: Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

Nguyên nhân gây tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản cấp hay viêm tiểu phế quản co thắt đều do virút hô hấp gây ra, virút thường gặp nhất có tên viết tắt là RSV. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa hoặc khi thời tiết trở lạnh đột ngột. Siêu vi trùng sẽ làm các phế quản có kích thước nhỏ bị sưng phù, tiết dịch và do vậy các dây tiểu phế quản nhỏ dễ bị tắc nghẽn bởi dịch tiết phế quản.

Triệu chứng viêm tiểu phế quản

Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm tiểu phế quản

Triệu chứng ban đầu thường thấy ở trẻ mắc viêm tiểu phế quản là ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau từ 3 – 5 ngày trẻ ho nhiều hơn, xuất hiện thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở. Khám thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa và xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Tiếng thở của trẻ có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém.

Hỗ trợ điều trị viêm tiểu phế quản

– Sốt cao, khó hạ.
– Thở khó khăn, thở co lõm ngực hoặc phập phồng cánh mũi.
– Trẻ bỏ bú.
– Da tím tái.
– Nôn mửa nhiều, không uống được nhiều nước.
hỗ trợ điều trị viêm tiểu phế quản tại bệnh viện
Trẻ sẽ được các bác sỹ cho uống thuốc hạ sốt, cung cấp oxy hay giúp trẻ thở bằng máy nếu như bệnh nặng. Trẻ được truyền dịch nếu không uống được. Trẻ sẽ được nằm trong tư thế hơi cao đầu và tập vật lý trị liệu hô hấp hay được hút đờm ra ngoài. Trẻ được thở khí dung với Oxy ẩm. Các bác sĩ nên cân nhắc cho trẻ uống thêm thuốc loãng đàm. Sử dụng thuốc kháng sinh trị ho và kháng viêm không thật sự cần thiết trong việc hỗ trợ điều trị viêm tiểu phế quản.

Ưu điểm khi hỗ trợ điều trị viêm tiểu phế quản tại Bệnh viện Thu Cúc

Khám và hỗ trợ điều trị viêm tiểu phế quản ở Bệnh viện Thu Cúc người bệnh nhận được nhiều lợi ích:

  • Thủ tục đăng ký nhanh gọn, bạn chỉ cần gọi đến số 1900 55 88 92 là có thể đặt lịch khám dễ dàng với bác sĩ.
  • Được thăm khám và hỗ trợ điều trị trực tiếp với bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm
  • Người bệnh được tự lựa chọn bác sĩ hỗ trợ điều trị cho mình.
  • Trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và hỗ trợ điều trị hiệu quả
  • Quy trình khám chữa bệnh khép kín
  • Được thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước.
  • Thời gian khám và hỗ trợ điều trị bệnh kéo dài từ 7h – 20h hàng ngày, giúp người bệnh chủ động thời gian.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe.

Phòng viêm tiểu phế quản cấp như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Trẻ ăn dặm bị táo bón và những điều cha mẹ cần biết

Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt có nguyên nhân do đâu? 

Bạn nên đưa bé đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ điều trị khi bị viêm tiểu phế quản

Để phòng bệnh viêm tiểu phế quản, bạn nên cho trẻ bú từ lúc sinh ra cho đến khi trẻ 2 tuổi, khi đó trẻ sẽ có nhiều kháng thể để phòng chống bệnh tật.
– Duy trì cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn dặm đúng cách.
– Cho trẻ uống nhiều nước .
– Tiêm phòng, chủng ngừa đầy đủ.
– Khi thời tiết lạnh nên cho trẻ mặc ấm, đặc biệt cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

Ý kiến người bệnh

Anh Nguyễn Mạnh Phong (31 tuổi – Vĩnh Phúc) chia sẻ: “Bé trai nhà tôi bị viêm tiểu phế quản, được bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc hỗ trợ điều trị rất nhiệt tình, chu đáo. Bác sĩ rất thân thiện nên con tôi không có cảm giác sợ bác sĩ như mọi khi. Bệnh viện cũng sạch sẽ, thoáng đãng, tôi rất hài lòng”.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *