Amidan được coi là môt hàng rào bảo vệ sức khoẻ chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi Amidan bị viêm nhiễm, một trong những phương pháp được sử dụng chính là cắt Amidan. Vậy khi nào nên cắt Amidan?
Bạn đang đọc: Điều trị viêm Amidan bằng cách nào? Khi nào nên cắt amidan?
1. Những biến chứng do viêm Amidan gây ra
1.1 Biến chứng tại chỗ
Một trong những biến chứng tại chỗ thường gặp nhất chính là viêm tấy cũng như áp-xe amidan. Hiện tượng này thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm Amidan cấp tính tuy nhiên không điều trị kịp thời. Việc không được điều trị hiệu quả sẽ khiến cho Amidan bị tái phát nhiều lần và hiện tượng viêm nhiễm lan rộng. Người bệnh sẽ gặp những tình trạng như đau họng, khó ăn, khó nuốt, hơi thở có mùi…
Viêm Amidan gây nên tình trạng khó nói hay khó nuốt
1.2 Biến chứng kế cận
Một số biến chứng kế cận khác kèm theo viêm Amidan có thể kể đến như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh – phế quản, viêm tấy hay áp-xe thành bên họng, viêm tấy hạch bên dưới hàm….
1.3 Biến chứng toàn thân
Ngoài ra, viêm Amidan còn gây ra những biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, viêm khớp cấp, viêm nội mạc tim, nhiễm khuẩn huyết….Ngoài ra, một số những triệu chứng khác xuất hiện có thể kể đến như nhức đầu, sốt cao, nổi hạch… Đặc biệt, hội chứng ngưng thở khi ngủ của trẻ rất nguy hiểm, khiến trẻ khó thở, khó phát âm, khó nuốt.
2. Khi nào nên cắt Amidan?
Theo bác sĩ, không phải lúc nào cũng cần cắt Amidan. Chỉ khi thuộc những trường hợp dưới đây, bệnh nhân mới được chỉ định thực hiện phẫu thuật:
– Amidan bị viêm nhiễm tái phát 5 – 6 lần/năm và gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ như viêm tai giữa, viêm khớp, viêm cầu thận…
– Amidan quá phát (có kích thước lớn) ảnh hưởng nhiều đến đường thở cũng như quá trình ăn uống, giao tiếp của người bệnh.
– Amidan có nhiều ngóc ngách, tại các ngóc ngách chứa các chất gây hôi miệng, hốc mủ bã đậu
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật nội soi mũi xoang – giải pháp cho bệnh viêm xoang nặng
Chỉ khi được bác sĩ chỉ định sau khi đã xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ, người bệnh mới có thể thực hiện cắt Amidan
Bên cạnh đó, độ tuổi để cắt Amidan ở trẻ được khuyến cáo là 4 tuổi. Vì nếu cắt Amidan trước giai đoạn này thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp phải biến chứng ngưng thở khi ngủ hay những biến chứng nghiêm trọng khác thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật dù ở độ tuổi nào. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện để đảm bảo không có biến chứng hay ảnh hưởng đến sức khoẻ.
3. Các phương pháp điều trị viêm Amidan
3.1 Đối với viêm Amidan cấp tính
Với viêm Amidan cấp tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh hoặc thuốc điều trị triệu chứng để giúp bệnh được thuyên giảm và dần khỏi hẳn. Thông thường, sẽ mất khoảng 7 – 10 ngày để điều trị khỏi bệnh. Bên cạnh việc uống thuốc theo đúng đơn bác sĩ đã kê, không tự ý mua thuốc bên ngoài, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc tại nhà để bệnh nhanh khỏi và không bị tái phát hay diễn tiến nặng hơn.
3.2 Đối với viêm Amidan mạn tính
Với Amidan mạn tính, bệnh nhân sẽ thường được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh sẽ cần được thăm khám tổng quát để xem cơ thể có đủ điều kiện thực hiện ca cắt Amidan không, có bệnh lý gì cần phải điều trị dứt điểm trước hay không bằng cách thăm khám tổng quát, thực hiện các xét nghiệm và chụp phim, chẩn đoán cần thiết.
Sau khi đã đủ điều kiện, người bệnh sẽ được thực hiện cắt Amidan bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp tân tiến nhất và được áp dụng tại các cơ sở y khoa hàng đầu chính là Plasma Plus. Đây là phương pháp được ra đời tại Mỹ, với ưu điểm không gây đau, không chảy máu và không biến chứng.
4. Chăm sóc sức khoẻ sau khi cắt Amidan
>>>>>Xem thêm: Lệch vách ngăn mũi: Nguyên nhân và cách điều trị
Sau khi cắt Amidan, việc chăm sóc hậu phẫu vô cùng quan trọng để vết thương nhanh lành và không bị tái nhiễm
– Uống đủ nước, ăn những đồ ăn như mềm, lỏng, nước ép trái cây, đồ ăn nghiền.
– Tránh ăn những đồ ăn nóng, cay, cứng hay có cạnh sắc.
– Nghỉ ngơi tối đa trong 1 – 2 ngày đầu, có thể thực hiện vận động nhẹ nhàng sau 3 – 4 ngày bằng các bài tập yoga, thiền, đi bộ…
– Hạn chế đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người có bệnh lý về đường hô hấp.
– Nên sử dụng điều hoà để giúp làm ẩm và dịu cổ họng.
– Nếu bị đau ở vùng cổ, người bệnh chườm túi đá lạnh vùng cổ.
– Trường hợp người bệnh bị sốt cao không hạ hay chảy nhiều máu thì cần đến khám ngay lập tức.
– Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng của Amidan cũng như tình trạng sức khoẻ chung.
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết về “khi nào nên cắt amidan”. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý này, bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.