Điều trị viêm gan B cấp và mạn tính theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm phổ biến tại Việt Nam gây ra bởi loại virus HBV. Liên quan đến điều trị viêm gan B, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn thực hiện chi tiết ở 2 giai đoạn cụ thể của bệnh là giai đoạn cấp tính và giai đoạn mạn tính.

Bạn đang đọc: Điều trị viêm gan B cấp và mạn tính theo hướng dẫn của Bộ Y tế

1. Bệnh viêm gan B: Triệu chứng, chẩn đoán

1.1. Viêm gan B: Căn bệnh mang tính toàn cầu

Viêm gan B là căn bệnh nhiễm trùng ở gan gây ra bởi siêu virus viêm gan B (HBV), bệnh âm thầm phát triển, gây tổn thương lâu dài ở gan và nguy hiểm nhất là có thể gây xơ gan, ung thư gan và dẫn tới tử vong.

Viêm gan B có mức độ lan truyền mạnh mẽ với tỉ lệ mắc bệnh cao. Ước tính có khoảng 18 triệu người mắc HBV ở khu vực Đông Nam Á. Con số này còn có thể cao hơn theo thống kê mới nhất của WHO trong năm 2022. Hiện tại, HBV vẫn chưa có thuốc điều trị chính thống nên đây vẫn là căn bệnh mang tầm ảnh hưởng toàn cầu.

Điều trị viêm gan B cấp và mạn tính theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm mang tầm ảnh hưởng toàn cầu.

1.2. Triệu chứng viêm gan B

Khi mắc HBV, bệnh thường tiến triển âm thầm với những triệu chứng rất mờ nhạt. Vì vậy, nhiều người bệnh sẽ chủ quan và vô tình bỏ qua bệnh, chỉ đến khi được phát hiện thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xấu hơn. Hãy lưu ý một số triệu chứng dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm về bệnh viêm gan B:

– Sốt nhẹ

– Chán ăn

– Buồn nôn, nôn

– Mệt mỏi, thiếu tập trung

– Vàng da

– Đi tiểu ít, nước tiểu đục bị sẫm màu

– Đau tức vùng gan

– Ngứa ngáy

– Phân bạc màu

1.3. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Khi nghi ngờ triệu chứng viêm gan B, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm dưới đây giúp chẩn đoán chính xác bệnh:

– Xét nghiệm HBsAg: Đây là xét nghiệm tìm sự có mặt của HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virus HBV. Nếu kết quả HBsAg là dương tính (+) nghĩa là cơ thể bạn đang bị nhiễm virus HBV.

– Xét nghiệm Anti-HBs: Đây là xét nghiệm nhằm kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể với virus HBV. Nếu một người đã thực hiện tiêm ngừa vắc xin viêm gan B hoặc từng bị nhiễm virus HBV và đã khỏi bệnh, cơ thể sẽ tạo ra loại kháng thể chống lại virus HBV và xét nghiệm anti-HBs sẽ cho kết quả là dương tính (+). Khi nồng độ Anti-HBs >10mUI/ml có nghĩa cơ thể sẽ được bảo vệ tốt khỏi virus viêm gan B.

Trên đây là 2 loại xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán viêm gan B và đánh giá về khả năng miễn dịch của cơ thể với loại virus này. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm khác gồm xét nghiệm men gan ALT, AST, xét nghiệm HBeAg, Anti-HBc, Anti-HBe,… để đánh giá chi tiết chức năng gan, số lượng virus, khả năng nhân lên của virus HBV,.. Từ đó đưa ra hướng điều trị bệnh hợp lý, hiệu quả tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Viêm gan siêu vi B có lây không và cách đề phòng hiệu quả

Điều trị viêm gan B cấp và mạn tính theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Xét nghiệm máu là phương pháp giúp chẩn đoán nhiễm viêm gan B.

2. Điều trị viêm gan B theo hướng dẫn Bộ Y tế

Điều trị bệnh viêm gan B được thực hiện ở 2 giai đoạn cụ thể là cấp tính và mạn tính theo quyết định số 5448/QĐ-BYT do Bộ Y tế trực tiếp ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2014.

2.1. Điều trị viêm gan B ở thể cấp tính

Ở giai đoạn cấp tính, việc điều trị được thực hiện chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ:

– Người bệnh mắc viêm gan B thể cấp tính không cần sử dụng thuốc điều trị, người bệnh chỉ cần thăm khám và theo dõi các chỉ số thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối trong giai đoạn có triệu chứng lâm sàng của viêm gan cấp tính.

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung đủ vitamin, khoáng chất cần thiết.

– Hạn chế các loại chất béo, giảm muối, giảm đường, kiêng rượu bia và tránh tuyệt đối các thuốc chuyển hóa qua gan.

– Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi, đào thải và thanh lọc độc tố có hại.

– Kể cả khi đã điều trị khỏi viêm gan B cấp tính, người bệnh vẫn tiếp tục duy trì chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ giúp bảo vệ tốt gan.

2.2. Điều trị viêm gan B ở thể mạn tính

Viêm gan B thể mạn tính được xác định khi virus HBV đã tồn tại trong cơ thể được hơn 6 tháng. Khi đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải sống chung với virus đến cuối đời vì bệnh vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị bằng thuốc sẽ được thực hiện ở giai đoạn này với 2 loại là thuốc chính gồm:

– Thuốc ức chế sao chép virus HBV dùng cho đường uống

– Thuốc interferon dùng cho đường tiêm.

Lưu ý, việc điều trị bằng thuốc kháng virus là cả một quá trình lâu dài. Trên hết, người bệnh phải thực hiện thăm khám và tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ chỉ định theo đúng tình trạng bệnh để tránh tạo ra các chủng virus kháng thuốc và duy trì hiệu quả kiểm soát bệnh tốt.

Việc dùng thuốc điều trị viêm gan B có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định như khiến mệt mỏi, chán ăn, giả cúm, buồn nôn, nôn,… Vì vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh cần theo dõi sát sao các dấu hiệu cơ thể gặp phải để kịp thời thông báo những bất thường cho bác sĩ. Đặc biệt lưu ý việc điều trị HBV ở đối tượng là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Điều trị viêm gan B cấp và mạn tính theo hướng dẫn của Bộ Y tế

>>>>>Xem thêm: Địa chỉ khám gan tốt ở Hà Nội bệnh viện Thu Cúc

Người bệnh thực hiện thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và nhận chỉ định điều trị phù hợp.

3. Phòng ngừa đẩy lùi viêm gan B trong cộng đồng

– Hiện nay, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất được thực hiện là tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho trẻ. Tiêm vắc xin cho trẻ được tiến hành trong vòng 24h sau sinh và các mũi tiêm tiếp theo khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Người chưa bị nhiễm virus HBV cần làm các xét nghiệm là HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm phòng.

– Tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm hay dùng chung các dụng cụ cá nhân khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người khác.

– Quan hệ tình dục an toàn.

– Băng cẩn thận các vết xước, vết thương hở để tránh nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người nhiễm HBV.

– Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.

– Tránh rượu, bia

– Bỏ hút thuốc lá.

– Tập luyện thể thao đều đặn phù hợp với thể trạng.

Viêm gan B là bệnh lý toàn cầu không thể coi nhẹ. Mỗi người cần có kế hoạch chủ động thăm khám sàng lọc – đánh giá chức năng gan định kỳ và thực hiện điều trị viêm gan B ở những người mắc bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *