Điều trị viêm phê cấp dịp Tết và những lưu ý quan trọng

Nguyên nhân dẫn tới viêm phế quản cấp thương bởi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và không để lại nhiều di chứng. Nhưng nếu không điều trị viêm phế quản cấp dứt điểm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi.

Bạn đang đọc: Điều trị viêm phê cấp dịp Tết và những lưu ý quan trọng

1. Khái niệm và triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp

Phế quản là cơ quản có vai trò giữ lại những hạt bụi và chất độc hại đi vào cơ thể qua đường hô hấp và đưa chúng ra ngoài để giữ sạch đường thở. Viêm phế quản cấp hình thành khi trong niêm mạc phế quản và phổi bị viêm nhiễm và có thể dẫn tới viêm mũi, họng hoặc thanh quản…

Viêm phế quản là bệnh hô hấp thường gặp trong cuộc sống, bệnh có thể tự khỏi sau 1-2 tuần mà không để lại di chứng. Nhưng với những bệnh nhân viêm phế quản cấp kéo dài có thể trở thành mạn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp.

Những biểu hiện của bệnh thường dễ nhận biết, đặc biệt khi ở những giai đoạn đầu:

– Ho: ho khan, ho có đờm hoặc cơn ho từng tiếng liên tục kèm theo chảy nước mũi và tức ngực

– Sốt: sốt cao hoặc sốt nhẹ từng cơn liên tục

– Viêm long ở đường hô hấp trên với dấu hiệu như nghẹt mũi, sổ mũi…

– Ra nhiều dịch đờm: khi cơ thể bị viêm có thể xuất hiện tình trạng có đờm, màu sắc đờm có thể khác nhau(như xanh, vàng, trắng…)

– Thở khò khè: bởi lòng phế quản bị thu hẹp bởi phù nề thành phế quản, đờm và co thắt cơ trơn phế quản

Điều trị viêm phê cấp dịp Tết và những lưu ý quan trọng

Thở khò khè là một trong số những dấu hiệu dễ nhận biết của viêm phế quản

– Đau họng: ngứa rát cổ họng và đau khi nuốt tùy vào tình hình của bệnh

– Mệt mỏi: cơ thể luôn cảm giác đuối sức, xanh xao, ăn uống kém khiến hệ miễn dịch suy giảm

– Thở nhanh hoặc khó thở: tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của hen suyễn, dị vật đường thở, viêm phổi…

Những triệu chứng của viêm phế quản cấp thường khó nhận biết nhưng nếu thấy các dấu hiệu kể trên kéo dài, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh viêm phế quản cấp

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau:

– Virus đại thực bào đường hô hấp, dịch SARS, chủng heres virus…

– Vi khuẩn: trong đó có nhóm vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma và Chlamydia, vi khuẩn gây mủ hiếm gặp, phế cầu…

– Sức đề kháng kém: hậu quả của bệnh cảm lạnh, tình trạng bệnh mạn tính khiến hệ thống miễn dịch tổn hại

– Trào ngược dạ dày: những đợt ợ nóng do trào ngược có thể khiến kích thích cổ họng dẫn tới viêm phế quản

– Khói thuốc lá: nicotin có trong khói thuốc là nguyên nhân khiến đường hô hấp tổn thương nghiêm trọng và nếu hút thuốc hay hút thuốc bị động có thể có nguy cơ viêm phế quản cao

– Tiếp xúc nhiều với hóa chất: tiếp xúc nhiều với một số chất dẫn tới kích ứng phổi như hạt hay vải dệt hoặc tiếp xúc với hơi hóa chất như amoniac, clo…

– Thay đổi thời tiết đột ngột: khiến kích ứng niêm mạc hô hấp làm viêm hoặc sưng.

Tìm hiểu thêm: Phòng bệnh hô hấp cho người cao tuổi

Điều trị viêm phê cấp dịp Tết và những lưu ý quan trọng

Viêm phế quản cấp hình thành do thời tiết liên tục thay đổi thất thường

2. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản cấp như thế nào?

2.1 Các phương pháp để chẩn đoán sớm giúp điều trị bệnh viêm phế quản cấp hiệu quả

Đa số các trường hợp bệnh đều có thể chẩn đoán và xác định qua thăm khám lâm sàng, tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm như:

– Chụp X-quang phổi

Khi nhận thấy những dấu hiệu ho, khạc đờm kèm theo nguy cơ từ: người bệnh lớn tuổi, mạch > 100 lần/phút, nhiệt độ > 38 độ C, rale ẩm, hội chứng đông đặc khi khám phổi, thở 24 lần/phút… thì cần chụp X-quang phổi.

Dựa trên đánh giá này, bác sĩ có thể kết luận bệnh nhân bị viêm phế quản cấp hay các bệnh lý về phổi nhiễm trùng như: áp xe phổi, viêm phổi…

– Xét nghiệm để phát hiện căn nguyên bệnh:

Đa số những trường hợp viêm phế quản, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị triệu chứng mà không cần xét đến căn nguyên bệnh, nhưng một số bệnh nhân sẽ có yêu cầu tìm hiểu căn nguyên bệnh khi:

– Cần xác định đặc điểm vi sinh của địa phương để làm căn cứ kê các loại thuốc điều trị phù hợp

– Chẩn đoán viêm phế quản cấp và chỉ định dùng kháng sinh nhưng không có hiệu quả, cần cấy đờm tìm vi khuẩn gây bệnh và xác định khả năng kháng thuốc hoặc nhạy cảm thuốc của vi khuẩn để có ăn cứ kê đơn thuốc phù hợp.

2.2 Những phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản cấp

Đa số các trường hợp viêm phế quản là bởi virus nhưng cũng có nhiều trường hợp không cần điều trị kháng sinh. Có chỉ định dùng kháng sinh chỉ khi có nhiễm trùng bởi vi khuẩn như sốt kéo dài, đờm có mủ, viêm phế quản kèm bệnh lý nền nguy hiểm, người bệnh lớn tuổi…

Điều trị viêm phê cấp dịp Tết và những lưu ý quan trọng

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm chẩn đoán lao phổi lấy mẫu bệnh phẩm

Bệnh nhân viêm phế quản cấp cần thăm khám với chuyên gia để có phác đồ điều trị phù hợp

Để điều trị viêm phế quản cấp, mỗi bệnh nhân cần lưu ý như sau:

– Điều trị các triệu chứng điển hình của bệnh:

Nếu bệnh nhân sốt cần sử dụng hạ sốt theo chỉ định, lưu ý đặc biệt với bệnh nhân có tình trạng hen, loét dạ dày-tá tràng…

Bệnh nhân ho cần tổng đờm và virus ra khỏi cơ thể, người bệnh nên uống nhiều nước hoặc sử dụng thêm long đờm. Không nên dùng thuốc giảm ho bởi có thể làm giảm bài tiết đờm khiến quá trình phục hồi chậm.

Sổ mũi, nghẹt mũi cần thường xuyên vệ sinh mũi với nước muối sinh lý, nếu khô mũi có thể phun hơi ẩm vào trong phòng.

Sử dụng thuốc làm loãng đờm và giảm độ dính của đờm.

Dùng các loại thuốc giãn phế quản khi có tình trạng thở khò khè nhưng cần tham khảo qua bác sĩ để đánh giá tình trạng.

Dùng thuốc kháng virus, cân nhắc sử dụng khi bệnh nghi ngờ gây ra bởi virus cúm, loại thuốc này cần được sử dụng trong khoảng 36 giờ từ khi có triệu chứng đầu tiên.

Sử dụng các loại vitamin và khoáng chất kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng khả năng hồi phục và giảm biến chứng bệnh từ đó kiểm soát triệu chứng: hạn chế dùng chất kích thích(đặc biệt là thuốc lá), mang khẩu trang khi đi ra ngoài, ăn uống đầy đủ, tập thể dục tăng cường miễn dịch và nâng cao đề kháng…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *