Điều trị viêm phế quản cho bé cần lưu ý những gì?

Trị viêm phế quản cho bé như thế nào cho an toàn, hiệu quả là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ có con em bị viêm phế quản. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng dễ để lại các biến chứng kéo dài. Do đó, phụ huynh nên trang bị đầy đủ cho mình các kiến thức về bệnh viêm phế quản để từ đó có thể chủ động phòng ngừa và điều trị viêm phế quản cho trẻ đúng cách.

Bạn đang đọc: Điều trị viêm phế quản cho bé cần lưu ý những gì?

1. Những tác nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ?

Viêm phế quản ở trẻ là hiện tượng viêm nhiễm, kích thích đường cấp tính ở niêm mạc phế quản và làm rối loạn xuất tiết, tính thấm và gây phản ứng tại chỗ của phế quản.

Có nhiều tác nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ nhưng phổ biến nhất là virus. Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng gây ra bệnh phải kể đến như:

– Cha mẹ của trẻ bị hen suyễn.

– Cơ địa của trẻ dị ứng.

– Môi trường sinh sống bị ô nhiễm, nhiều khói thuốc lá, độc hại, nhiều khói bụi…

Bệnh viêm phế quản thường tự khỏi trong vòng 3 tuần mà không cần điều trị.

Điều trị viêm phế quản cho bé cần lưu ý những gì?

Trị viêm phế quản cho bé như thế nào cho an toàn, hiệu quả là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ có con em bị viêm phế quản

2. Bệnh viêm phế quản ở trẻ có những triệu chứng như thế nào?

Trẻ nhỏ bị viêm phế quản thường sẽ có những triệu chứng điển hình của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các biểu hiện như sau:

– Trẻ có dấu hiệu ho và sốt cao.

– Khi thở thường khò khè và thở nhanh.

– Trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi, ngạt mũi kéo dài.

– Có rales phổi.

Đặc biệt vào ban đêm, các triệu chứng này thường có xu hướng nặng hơn, do đó, cha mẹ cần theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ đế từ đó có hướng xử lý kịp thời nếu có triệu chứng nguy hiểm.

Điều trị viêm phế quản cho bé cần lưu ý những gì?

Trẻ nhỏ bị viêm phế quản thường sẽ có những triệu chứng điển hình của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các biểu hiện như ho và sốt cao.

3. Viêm phế quản ở trẻ khi nào trẻ cần nhập viện gấp?

Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường sau thì cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

3.1 Trẻ khó thở và cơ thể tím tái

Dịch bị tắc ở trong thanh quản khiến cho trẻ khó thở, tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Để đánh giá được mức độ khó thở ở trẻ, cha mẹ cần đặt trẻ nằm yên hoặc ngủ trong vòng 1 phút và đếm nhịp thở. Nên đếm và quan sát 3 lần để có kết quả chính xác và khách quan nhất.

Sau khi có kết quả, cha mẹ dùng kết quả này để so sánh kết quả với tiêu chuẩn đánh giá ngưỡng thở nhanh theo tuổi mà Tổ chức Y tế thế giới đưa ra, cụ thể:

– Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi >= 60 lần/phút.

– Trẻ nhỏ từ 2 đến 12 tháng tuổi >= 50 lần/phút.

– Trẻ nhỏ từ 1 đến 5 tuổi >= 40 lần/phút.

Nhịp thở của trẻ càng nhanh thì mức độ khó thở càng cao và nguy hiểm. Bên cạnh đó, trẻ khi khó thở cũng sẽ kèm theo các dấu hiệu như: tím tái, tay chân lạnh…

3.2 Trẻ sốt cao trên 39 độ C, không hạ sốt

Trẻ nhỏ bị sốt cao rất nguy hiểm, nếu trẻ sốt cao từ 39 độ C trở lên và không hạ sốt mặc dù đã uống thuốc hạ sốt thì cha mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu. Bên cạnh đó sốt cao còn dẫn đến co giật khiến cho trẻ mất ý thức và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3.3 Trẻ biếng ăn, bó bú lâu ngày, li bì khó đánh thức

Việc trẻ sốt cao kèm theo các triệu chứng của viêm phế quản sẽ khiến cho trẻ bỏ bú, biếng ăn, cơn ho kéo dài không ngừng khiến trẻ mệt mỏi, li bì và mất ý thức. Đây là dấu hiệu nguy hiểm do đó cha mẹ cần chú ý để nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Thoát vị bẹn ở trẻ em cách nhận biết và điều trị

Điều trị viêm phế quản cho bé cần lưu ý những gì?

Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường sau thì cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

4. Điều trị viêm phế quản cho bé cần lưu ý những gì?

Điều trị viêm phế quản cho bé sao cho hiệu quả là thắc mắc của rất nhiều các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, việc điều trị viêm phế quản cho bé còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.

– Viêm phế quản do virus gây ra, việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ tự phục hồi.

– Nếu nguyên nhân gây ra bệnh là do vi khuẩn thì trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

– Thông thường bệnh viêm phế quản sẽ diễn biến và tự cải thiện sau từ 7 đến 10 ngày. Do đó, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc và theo dõi các triệu chứng ngay từ khi trẻ mới khởi phát bệnh cho đến khi trẻ được điều trị khỏi hoàn toàn.

– Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý bằng cách nhỏ mũi cho trẻ hàng ngày.

– Nên giữ ấm cơ thể cho trẻ đặc biệt là vùng họng và gan bàn chân.

– Chườm ấm toàn thân khi trẻ sốt, theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ, nếu trẻ sốt cao 38.5 độ thì cần uống thuốc hạ sốt, liều lượng và cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

– Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước, việc cho trẻ uống nhiều nước vừa giúp trẻ hạ sốt, vừa làm giảm các triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp. Trẻ lúc này có thể ho dễ dàng và tống đờm ra ngoài, giảm cảm giác khó chịu.

– Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, cho trẻ ăn nhạt bởi đồ ăn mặn có thể làm gia tăng triệu chứng viêm, nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa như: cháo, súp, canh… Bổ sung cho trẻ nhiều trái cây và nước hoa quả giàu vitamin A, C, E nhằm giúp trẻ tăng đề kháng và miễn dịch.

Điều trị viêm phế quản cho bé cần lưu ý những gì?

>>>>>Xem thêm: Có thể trị cúm A tại nhà được không?

cha mẹ cần lưu ý chăm sóc và theo dõi các triệu chứng ngay từ khi trẻ mới khởi phát bệnh cho đến khi trẻ được điều trị khỏi hoàn toàn.

Như vậy, việc điều trị viêm phế quản ở trẻ không quá khó khăn, điều quan trọng là cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách để ngăn bệnh không tiến triển nhanh và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có các triệu chứng bất thường thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu và xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *