Điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ: Chuyên gia hướng dẫn

Viêm phế quản là một bệnh lý viêm đường hô hấp phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm, trong đó chủ yếu là trẻ nhỏ. Bệnh lý này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết này của Thu Cúc TCI cung cấp cho bố mẹ những thông tin cần thiết để phát hiện sớm nhằm chớp thời điểm vàng điều trị viêm phế quản hiệu quả, đọc ngay bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ: Chuyên gia hướng dẫn

1. Nghi ngờ trẻ nhỏ có viêm phế quản khi nào?

Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản ở trẻ nhỏ cần được quan tâm cẩn thận bởi trẻ, nếu có vấn đề, cũng không thể chia sẻ rõ ràng như người trưởng thành. Dưới đây dấu hiệu cho thấy có thể trẻ đã mắc viêm phế quản, bố mẹ và người chăm sóc chú ý để nhận biết và hỗ trợ trẻ kịp thời:

– Ho kéo dài: Trẻ viêm phế quản thường ho kéo dài nhiều ngày. Những ngày đầu, trẻ có thể ho khan. Những ngày tiếp theo, ho khan chuyển sang ho có đờm, đờm trắng, vàng nhạt hoặc lẫn một chút máu nếu ho mạnh.

Điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ: Chuyên gia hướng dẫn

Những ngày đầu, trẻ có thể ho khan; những ngày tiếp theo, ho khan chuyển sang ho có đờm.

– Khó thở và thở nhanh: Khi viêm phế quản, đường thở sưng và tắc nghẽn có thể khiến trẻ khó thở. Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, thở hổn hển hoặc có vẻ phải vật lộn để thở.

– Thở rít: Thở rít là một trong những dấu hiệu cảnh báo rằng không khí đang gặp khó khăn khi di chuyển qua đường thở. Tình trạng này có thể nghe được khi trẻ thở ra hoặc cả khi trẻ hít vào, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm.

– Sốt nhẹ: Trẻ viêm phế quản thường có thân nhiệt cao hơn bình thường nhưng trong hầu hết các trường hợp đều không quá 38.5 độ C.

2. Phải làm gì để điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ hiệu quả?

Viêm phế quản có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng; dưới đây là những biến chứng phổ biến mà bố mẹ và người chăm sóc cần lưu ý:

– Viêm phổi: Viêm phổi là biến chứng phổ biến và nghiêm trọng nhất của viêm phế quản. Viêm phổi xuất hiện khi nhiễm trùng lan từ phế quản đến các phế nang, gây tích tụ mủ và dịch, làm ảnh hưởng đến khả năng trao đổi khí của phổi. Viêm phổi thường đi kèm các triệu chứng như sốt cao, ho nặng, khó thở nghiêm trọng…, đòi hỏi phải điều trị y tế khẩn cấp.

– Khó thở cấp tính: Viêm phế quản nghiêm trọng không được kiểm soát có thể gây khó thở cấp tính do sưng và tắc nghẽn đường thở. Khó thở cấp tính cần can thiệp y tế khẩn cấp để ngăn ngừa suy hô hấp.

– Tắc nghẽn đường thở tạm thời: Tắc nghẽn đường thở tạm thời đặc biệt dễ xuất hiện ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể dẫn đến các cơn khó thở cấp tính.

– Viêm phế quản mãn tính: Viêm phế quản xuất hiện thường xuyên hoặc không được điều trị đầy đủ có thể trở thành mãn tính. Viêm phế quản mãn tính làm giảm chất lượng cuộc sống và làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề hô hấp mãn tính khác ở trẻ như hen phế quản.

– Hen phế quản: Trẻ viêm phế quản tái đi tái lại có nguy cơ cao phát triển hen phế quản, một tình trạng mãn tính mà trong đó đường thở bị viêm và hẹp, gây khó thở, ho và khò khè.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị nổi mẩn ở mặt: nguyên nhân và cách điều trị 

Điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ: Chuyên gia hướng dẫn

Trẻ viêm phế quản tái đi tái lại có nguy cơ cao phát triển hen phế quản.

– Suy dinh dưỡng: Trẻ viêm phế quản tái đi tái lại cũng có thể gặp phải vấn đề về ăn uống và ngủ, dẫn đến suy dinh dưỡng và chậm phát triển thể chất cũng như trí tuệ.

Để giảm nguy cơ biến chứng, điều trị viêm phế quản kịp thời là cực kỳ quan trọng. Nghi ngờ viêm phế quản, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám bác sĩ để trẻ được chẩn đoán và chỉ định điều trị. Điều trị viêm phế quản thường bao gồm cả dùng thuốc lẫn không dùng thuốc. Dưới đây là một số lưu ý cốt lõi bố mẹ có thể:

2.1. Điều trị viêm phế quản dùng thuốc cho trẻ nhỏ

– Thuốc kháng sinh: Nếu viêm phế quản phát sinh do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có hiệu quả điều trị đối với viêm phế quản phát sinh do virus – loại viêm phế quản phổ biến nhất.

– Thuốc chống viêm: Trường hợp viêm phế quản nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm để giảm sưng trong đường thở.

– Thuốc giảm ho: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm ho cho trẻ. Tuy nhiên, hãy thận trọng với việc sử dụng thuốc ho cho trẻ dưới 6 tuổi và luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

2.2. Điều trị viêm phế quản không dùng thuốc cho trẻ

– Nghỉ ngơi: Trẻ cần được nghỉ ngơi tại giường, đặc biệt khi sốt hoặc cảm thấy mệt mỏi, để cơ thể có thể hồi phục.

– Bổ sung nước: Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm, giúp trẻ dễ dàng ho đờm ra ngoài. Các loại nước bố mẹ nên cho trẻ uống là nước lọc, nước trái cây…

Điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ: Chuyên gia hướng dẫn

>>>>>Xem thêm: Nhập viện muộn: Bé 14 tuổi sốt xuất huyết bị biến chứng nguy hiểm

Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm, giúp trẻ dễ dàng ho đờm ra ngoài.

– Sử dụng máy tạo độ ẩm: Giữ không khí trong phòng ẩm bằng máy tạo độ ẩm, giúp làm dịu niêm mạc đường thở, giảm triệu chứng ho cho trẻ.

– Tránh khói thuốc lá và các chất kích thích khác: Không khí sạch là rất quan trọng đối với trẻ viêm phế quản. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khí thải và các chất gây dị ứng khác.

Trong quá trình điều trị viêm phế quản, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ. Nếu sức khỏe tổng thể của trẻ không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám lại với bác sĩ ngay lập tức.

Phía trên là dấu hiệu nhận biết và hướng dẫn điều trị viêm phế quản cơ bản. Theo đó, khi trẻ có các dấu hiệu ho kéo dài, khó thở, thở khò khè, thở rít, sốt…, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt. Sau thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê đơn thuốc cũng như hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ sao cho trẻ nhanh chóng phục hồi. Thuốc điều trị viêm phế quản có thể là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc ho… Chăm sóc trẻ viêm phế quản quan trọng nhất là phải đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ. Hy vọng rằng, với những thông tin đó, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ trước bệnh lý viêm phế quản.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *