Điều trị viêm phế quản mạn tính như thế nào là thắc mắc chung được nhiều người đặt ra khi bị bệnh. Việc điều trị sai phương pháp có thể khiến bệnh tái đi tái lại và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Ngược lại, nếu chữa trị đúng cách sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng viêm phế quản.
Bạn đang đọc: Điều trị viêm phế quản mạn tính
1. Ai dễ bị viêm phế quản mạn tính?
Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở những người:
- Hút thuốc lá, thuốc lào.
- Những người nhiễm bụi SO2, NO2, bụi công nghiệp, khí hậu lạnh, ẩm ướt.
- Người bị nhiễm khuẩn như: vi khuẩn, virut, viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp
- Các đối tượng: người có cơ địa dị ứng, người có nhóm máu A, thiếu hụt kháng thể IgA
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng nặng lên của viêm phế quản cấp. Chính vì thế những người thuộc đối tượng mắc viêm phế quản cần đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh. Nếu đã mắc viêm phế quản mạn tính cần điều trị ngay, tránh biến chứng nguy hiểm.
2. Điều trị viêm phế quản mạn tính
Hiện nay, có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm phế quản mạn tính
Thuốc long đờm: Chất tiết ứ đọng ở phế quản làm trở ngại ở đường dẫn khí. Thuốc long đờm sẽ giúp tống chất tiết ra ngoài làm thông đường dẫn khí.
Thuốc kháng viêm: Viêm làm cho việc thông khí bị trở ngại. Người bệnh có thể dùng corticoid uống, xông hay hít. Trường hợp nặng dùng dạng tiêm để kháng viêm.
Tìm hiểu thêm: Lao xương cột sống: Những thông tin quan trọng và cách điều trị
Thuốc chống tắc nghẽn phế quản: Dùng thuốc làm giãn phế quản nhằm giảm sự tắc nghẽn đường dẫn khí.
Các thuốc kháng virus, vi khuẩn:
Kháng virus: Dùng kháng virus để chống lại nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính. Thuốc thường dùng là loại kháng virus cúm A.
Kháng vi khuẩn: Tùy mức nguy hiểm và độ nặng do chủng vi khuẩn gây ra mà có thể dùng kháng sinh thông thường hay kháng sinh mạnh, dùng một loại kháng sinh hay phối hợp hai loại kháng sinh trở lên.
Viêm phế quản mạn khá nguy hiểm nhất là những đợt bị bội nhiễm vì thế cần được điều trị tích cực. Việc dùng các thuốc chữa triệu chứng và dùng kháng sinh cần do bác sĩ chỉ định cụ thể về liều lượng và thời gian sử dụng. Do đó người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể.
>>>>>Xem thêm: Viêm họng liên cầu khuẩn và những biến chứng
Ngoài việc dùng thuốc điều trị viêm phế quản mạn tính, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cần vệ sinh mũi họng sạch sẽ, đánh răng thường xuyên.
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vùng cổ. Đeo khẩu trang khi ra đường và khi đến những nơi đông người để tránh hít phải bụi bẩn, virus gây bệnh.
Tránh những tác nhân gây bệnh như thuốc lá, thuốc lào, lông vật nuôi…
Tăng cường hoạt động thể chất, thể dục thể thao nhằm tăng sức đề kháng.
Người bệnh cần tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa viêm phế quản mạn tính phù hợp.