Trẻ dưới 2 tuổi, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, là những đối tượng thường hay mắc phải bệnh lý viêm tiểu phế quản. Bệnh có thể diễn biến nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài gây biến chứng nguy hiểm về hô hấp. Chính vì vậy, với trường hợp bệnh nhi 12 tháng tuổi dưới đây, Thu Cúc TCI đã tập trung điều trị viêm phế quản cho trẻ dứt điểm để hạn chế những rủi ro không mong muốn khi bệnh kéo dài hoặc tái đi tái lại.
Bạn đang đọc: Điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ 12 tháng: Cần dứt điểm!
1. Trẻ 12 tháng tuổi nhập viện vì viêm tiểu phế quản
Bé M.T phải nhập viện điều trị khi có biểu hiện viêm tiểu phế quản nặng
Gần đây Nhi khoa Thu Cúc TCI mới tiếp nhận trường hợp bệnh nhi P.H.M.T, 12 tháng tuổi tới thăm khám do có các biểu hiện ho, thở nhanh, thở khò khè và bỏ bú. Bước đầu qua thăm khám và kiểm tra tình trạng bé, bác sĩ chẩn đoán M.T đã bị viêm tiểu phế quản, mức độ chưa quá nặng, tuy nhiên bệnh đang có chiều hướng phát triển nên cần nhập viện theo dõi, điều trị.
Bệnh viêm tiểu phế quản là dạng bệnh lí viêm cấp tính xảy ra tại các phế quản có kích thước nhỏ (gọi là tiểu phế quản), có đường kính
Virus gây bệnh sẽ tấn công lớp biểu mô niêm mạc phế quản, đặc biệt là tiểu phế quản gây viêm, phù nề, tăng tiết dịch, tăng độ nhày. Khi tình trạng viêm kéo dài, vùng phế quản bị tổn thương nặng có thể sẽ gây co thắt, tắc nghẽn ở các tiểu phế quản dẫn đến xẹp phổi, ứ khí phế nang.
Do các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với sức khỏe trẻ, cha mẹ cần lưu ý theo dõi diễn biến ở trẻ khi con bắt đầu có triệu chứng ho để kịp thời điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ.
2. Biểu hiện ban đầu và nguy cơ trở nặng khi viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản ở trẻ thường xảy ra vào mùa đông khi thời tiết ẩm ướt, hầu hết những trẻ mắc bệnh sẽ có các biểu hiện như:
– Viêm long đường hô hấp trên: ho, có thể có đờm, có dịch nhầy ứ tại vùng mũi họng.
– Thở nhanh
– Khò khè
– Lồng ngực căng phồng, nghe có ran (rít, ngáy, ẩm).
Nếu trong giai đoạn khởi phát và có biểu hiện ban đầu nhưng bé không được điều trị ngay, bệnh có thể trở nặng, dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi, viêm tai giữa. Ngay khi phát hiện con có cá biểu hiện trở nặng dưới đây, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được chữa trị kịp thời:
– Tím tái
– Bú kém, bỏ bú, lượng sữa bú giảm dưới 1 nửa
– Bứt rứt chân tay, mê mệt, li bì, rối loạn tri giác
– Nhịp thở nhanh hơn 70 lần/ phút
– Nồng độ Oxy trong máu SpO2
– Trẻ thở ngắt quãng, không đều, có cơn ngừng thở
– Có thể gặp tình trạng co lõm hõm ức, co lõm ngực nặng, co kéo liên sườn…
Viêm tiểu phế quản có thể diễn ra rất nhẹ, cũng có thể dễ dàng trở nặng, nhất là đối với các trẻ nằm trong các nhóm nguy cơ như:
– Sinh non dưới 36 tuần, cân nặng khi sinh
– Suy hô hấp sơ sinh
– Dưới 3 tháng tuổi
– Có bệnh lý bẩm sinh như: tim bẩm sinh, phổi bẩm sinh (gồm xơ nang phổi, loạn sản phế quản phổi,…).
– Có bệnh lý về thần kinh, thần kinh cơ
– Trẻ suy giảm miễn dịch, và được chẩn đoán suy dinh dưỡng nặng
3. Chẩn đoán và điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ
3.1 Chẩn đoán viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
Với trường hợp bé P.H.M.T, tương tự như hầu hết các ca bệnh có dấu hiệu viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, ban đầu để xác định bệnh, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử qua thông tin được cung cấp từ gia đình cùng với những biểu hiện tại thời điểm khám của bé.
Sau đó, để có thể phân biệt viêm tiểu phế quản cấp với các bệnh lý khác có thể có triệu chứng tương tự như viêm phổi, suyễn, ho gà, suy tim, trào ngược dạ dày thực quản…, bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật cận lâm sàng có thể được sử dụng để chẩn đoán và xác định mức độ bệnh là:
– Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, phân tích CRP
– Chụp X-quang tim phổi thẳng
– Khí máu động mạch
– Xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh: test nhanh PCR tìm Adenovirus, virus hợp bào hô hấp từ mẫu bệnh phẩm hầu họng
3.2 Điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ
Tìm hiểu thêm: Trẻ em mỗi ngày cần uống bao nhiêu nước là đủ?
Truyền dịch và sử dụng kháng sinh gần như là cần thiết khi trẻ bị viêm tiểu phế quản nặng
Truyền dịch và sử dụng kháng sinh gần như là cần thiết khi trẻ bị viêm tiểu phế quản nặng[/caption]
Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà với các lưu ý:
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol khi trẻ có sốt, liều dùng 10-15mg/kg, hai lần uống thuốc cách nhau 4-6 giờ.
– Sử dụng thuốc giảm ho an toàn, các thuốc ho thảo dược, chiết xuất thiên nhiên, dạng siro phù hợp với trẻ, không dùng thuốc giảm ho có chứa dextromethorphan, thuốc kháng histamin, thuốc co mạch, long đờm nếu không có chỉ định của bác sĩ.
– Vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý cho trẻ để hỗ trợ làm thông thoáng đường thở.
– Cho trẻ ăn, bú bình thường, chia sữa, thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ hợp tác, cho trẻ uống nhiều nước, bù lượng nước bị mất do sốt cao.
– Trở lại tái khám sau 1-2 ngày tự điều trị, tuy nhiên nếu có các dấu hiệu bệnh trở nặng, cha mẹ phải đưa trẻ đến khám ngay.
Nếu bệnh có dấu hiệu nặng như trường hợp bé M.T, thường sẽ được chỉ định điều trị nội trú:
– Điều trị hỗ trợ hô hấp:
– Cung cấp đủ dinh dưỡng, nước, điện giải cho bé, tránh tình trạng mất nước, rối loạn điện giải
– Sử dụng thuốc kháng sinh khi trẻ có các dấu hiệu nhiễm trùng
>>>>>Xem thêm: “Thần tốc” đánh bại viêm phế quản RSV+ cho bé trai 15 tháng tuổi
Bé T. hồi phục nhanh nhừ phác đồ khoa học từ các bác sĩ
Sau khi tiếp nhận điều trị từ các bác sĩ khoa Nhi Thu Cúc TCI với phác đồ hạn chế kháng sinh, phù hợp với thể trạng, bé M.T đã có sự hồi phục rõ rệt và nhanh chóng đủ điều kiện xuất viện.
Nếu con bạn đang có những dấu hiệu ho, sốt bất thường như đã nêu, hãy liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.