Điều trị viêm tủy răng sữa cho trẻ em

Viêm tủy răng sữa là bệnh lý không hiếm gặp ở nhiều trẻ nhỏ bởi ở trẻ, răng miệng rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, gây nên tình trạng viêm, sâu, và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tủy. Vậy để điều trị răng sữa bị viêm tủy cho bé, cha mẹ cần làm gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Điều trị viêm tủy răng sữa cho trẻ em

1. Viêm tủy răng sữa và nguyên nhân gây bệnh

Điều trị viêm tủy răng sữa cho trẻ em

Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu của trình trạng viêm tủy răng sữa ở trẻ

Tủy răng được gọi là chất sống của một chiếc răng, với răng sữa cũng vậy. Trong tủy răng chứa buồng tủy và hệ thống ống tủy, đảm nhiệm chức năng nuôi dưỡng ngà răng và dẫn truyền xung thần kinh. Do chức năng dẫn truyền xung thần kinh mà khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh bạn có thể xuất hiện cảm giác ê buốt răng. Chức năng nuôi dưỡng răng có thể hình dùng thông qua một phép so sánh giữa răng đã mất tủy và răng sống thì răng mất tủy dễ mẻ, vỡ hơn rất nhiều, trong khi răng còn tủy có độ cứng vượt trội. Chính bởi 2 chức năng quan trọng trên mà việc bảo vệ răng, bảo vệ tủy răng rất quan trọng.

Tuy nhiên, ở trẻ em, răng sữa có ngà răng yếu, kết hợp với thói quen bảo vệ răng chưa được tốt dẫn đến răng dễ mắc bệnh răng miệng, điển hình là sâu răng. Theo thống kê, nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm tủy răng sữa cho trẻ hiện nay là sâu răng, ngoài ra còn có bệnh lý viêm nha chu.

Trong một số trường hợp ngoại lệ, trẻ bị chấn thương vùng răng, răng nứt, mẻ hở tủy cũng có thể gây viêm tủy răng cho trẻ.

Bệnh viêm tủy diễn biến theo ba giai đoạn với mức độ nghiêm trọng tăng dần, gồm có: viêm tủy có thể hồi phục, viêm không hồi phục và hoạt tử tủy. Trong đó, giai đoạn viêm hồi phục có thể bảo tồn một phần tủy răng, viêm không hồi phục bắt buộc loại bỏ tủy, giữ ngà răng và giai đoạn cuối cùng có thể phải nhổ bỏ hoàn toàn chiếc răng.

2. Điều trị viêm tủy răng sữa cho trẻ

Khi răng sữa của trẻ có dấu hiệu viêm tủy, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở nha khoa uy tín để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Quá trình và phương pháp điều trị viêm tủy răng cho trẻ phụ thuộc vào mức độ viêm song đều hướng tới ưu tiên bảo tồn răng sữa cho bé.

Tìm hiểu thêm: Răng cùng bị sâu: Nguyên nhân và giải pháp

Điều trị viêm tủy răng sữa cho trẻ em

Viêm tủy răng sữa cần được điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bé

2.1. Che tủy và thực hiện trám răng

Phương pháp điều trị này được áp dụng khi trẻ bị sâu răng sát phần tủy và có nguy cơ bị viêm tủy. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ vệ sinh toàn bộ vùng ngà bị sâu răng mài mòn, sử dụng vôi răng (cấu tạo từ Calcium hydroxide) và đặt lên phần ngà mềm và sử dụng Eugenate trong khoảng 6 tuần. Sau đó sẽ thực hiện trám răng bằng GIC – một chất trám răng chuyên dụng trong nha khoa.
Mục đích của phương pháp là ngăn chặn tình trạng sâu viêm ăn sâu vào bên trong tủy gây viêm tủy. Nếu trẻ được điều trị sớm ở giai đoạn này, quá trình điều trị sẽ diễn ra rất dễ dàng và không gây đau cho trẻ.

2.2. Điều trị viêm tủy có phục hồi

Với các trường hợp viêm tủy răng có thể phục hồi (viêm tủy một phần và chân răng vẫn khỏe), bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy hết phần tủy bị viêm và giữ lại phần tủy còn lành, tiến hành điều trị viêm. Sau đó đầu ống tủy sẽ được đặt Formocresol và được trám lại bằng Eugenate và GIC.

2.3. Đối với viêm tủy chân răng không phục hồi

Trong trường hợp viêm tủy răng nặng và không thể phục hồi, bắt buộc bác sĩ nha khoa phải lấy đi toàn bộ tủy viêm và làm sạch ống tủy để ngăn ngừa viêm tiến triển sâu. Lúc này, chiếc răng sữa được coi như răng chết, không còn chất sống. Các bước điều trị tương tự như ở trường hợp số 2. Tủy răng sau khi được loại bỏ toàn bộ sẽ được trám bít bằng Reinforced zinc oxide và eugenol hoặc các vật liệu điều trị nha khoa tương tự tại từng cơ sở điều trị. Mặc dù ngà răng bên ngoài được giữ lại song độ bền và chức năng của răng bị suy giảm. Răng điều trị tủy này thường giòn và dễ bị gãy dập, vì vậy mà khi ăn nhai cần chú ý để tránh nứt, mẻ răng.
Tuy nhiên nếu tình trạng sưng viêm tiến triển quá sâu và có xu hướng hoại tử xương răng thì việc nhổ bỏ hoàn toàn là cần thiết để tránh viêm tới xương hàm và răng vĩnh viễn đang nằm ở dưới.
Mặc dù về cơ bản sau một thời gian thì răng sữa cũng được thay thế bởi răng vĩnh viễn, song không vì thế mà cha mẹ chủ quan không điều trị răng sữa bị viêm tủy cho bé bởi có thể khiến sâu răng vĩnh viễn, viêm xương răng,… ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng sau này của trẻ.

3. Phòng ngừa viêm tủy răng sữa cho trẻ em

Điều trị viêm tủy răng sữa cho trẻ em

>>>>>Xem thêm: Cảnh báo tình trạng nhét dị vật vào mũi ở trẻ

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng hằng ngày là cách hiệu quả phòng ngừa viêm tủy răng sữa

Viêm tủy răng sữa có thể gây mất răng sữa, ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn của trẻ sau này, chính vì thế việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là điều vô cùng cần thiết để phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng, hạn chế tối đa các nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng.

Ở trẻ em, hầu hết ngay từ khi còn nhỏ trẻ đều không biết cách vệ sinh răng miệng nếu không được người lớn hướng dẫn đúng cách.

Đối với trẻ nhỏ chưa thể tự vệ sinh răng miệng, ngay cả khi bé chưa mọc răng, cha mẹ cũng cần chủ động vệ sinh lưỡi, nướu cho trẻ để ngăn ngừa sâu răng khi các răng sữa mọc lên. Khi trẻ đã có răng sữa, thói quen vệ sinh răng cần được tích cực duy trì, nhất là khi trẻ đã bắt đầu bước vào giai đoạn làm quen với các loại thức ăn.

Đối với trẻ lớn hơn, cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng và hình thành thói quen vệ sinh răng miệng hai lần mỗi ngày. Trong đó, đặc biệt cha mẹ cần chú ý hướng dẫn bé chải răng đúng cách để bảo vệ men răng: chải răng dọc theo thân răng, chải theo tứ tự trong ra ngoài, trên xuống dưới,…. Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn nhẹ, cần hướng dẫn trẻ duy trì thói quen súc miệng vệ sinh đầy đủ.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng, phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý về răng miệng.

Trên đây là một số vấn đề liên quan tới bệnh lý viêm tủy răng sữa ở trẻ, hi vọng thông qua những kiến thức này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý này ở trẻ để phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả cho bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *