Đỡ đẻ thường ngôi chỏm xét về mặt lý thuyết, đây là kỹ thuật giúp sản phụ sinh nở an toàn và thuận lợi theo đường âm đạo mà không cần can thiệp hoặc hạn chế tối đa việc phải rạch tầng sinh môn. Theo đó, sản phụ và em bé sau sinh thường khỏe mạnh hơn những trường hợp mẹ sinh mổ khác. Vậy đỡ đẻ thường ngôi chỏm – kỹ thuật đỡ đẻ phổ thông được áp dụng trên hàng triệu mẹ Việt này như thế nào?
Bạn đang đọc: Đỡ đẻ thường ngôi chỏm – kỹ thuật đỡ đẻ trên hàng triệu mẹ Việt
1. Đỡ đẻ thường ngôi chỏm là gì?
Ngôi chỏm là ngôi mà thai nhi sẽ nằm xuôi, đầu cúi trong khi chuyển dạ, toàn bộ phần chỏm đầu của thai nhi sẽ ở trước eo trên khung chậu và đầu thai song song với trục tử cung. Theo các nghiên cứu thực tế cho thấy ngôi chỏm chiếm khoảng 95% trong tổng số các ca sinh.
Theo các nghiên cứu thực tế cho thấy ngôi chỏm chiếm khoảng 95% trong tổng số các ca sinh.
Chính vì vậy, đây được coi là kỹ thuật đỡ đẻ an toàn và lành tính nhất cho mẹ và bé, hạn chế tối đa những rủi ro trong sinh nở như: nhiễm khuẩn thai hoặc ngạt thai,… Vậy những trường hợp nào thì được bác sĩ chỉ định áp dụng kỹ thuật này?
2. Những trường hợp được bác sĩ chỉ định và chống chỉ định áp dụng
Dưới đây là những trường hợp được chỉ định và chống chỉ định áp dụng kỹ thuật đỡ đẻ thường ngôi chỏm:
2.1. Những trường hợp được chỉ định áp dụng kỹ thuật đỡ đẻ thường ngôi chỏm
– Được chẩn đoán ngôi thỏm, đầu thai nhi lọt sâu trong âm đạo và chuẩn bị sổ
– Cổ tử cung mở rộng
– Đã vỡ nước ối hoặc trường hợp chưa vỡ ối phải tiến hành bấm ối trước khi đỡ đẻ
2.2. Chống chỉ định áp dụng kỹ thuật đỡ đẻ thường ngôi chỏm
Ngoài ra, trong những trường hợp sau, bác sĩ sẽ thông báo chống chỉ định áp dụng đỡ đẻ này nếu:
– Ngôi thai không là ngôi chỏm
– Tiên lượng thai không có khả năng đẻ theo đường dưới được
– Thai yếu (hoặc thai suy)
– Có vết rạch mổ cũ ở tử cung
3. Tiến hành thực hiện đỡ đẻ thường ngôi chỏm
Là kỹ thuật đòi hỏi bác sĩ phải chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn; chính vì vậy các thao tác của bác sĩ phải thuần thục, nhẹ nhàng và đúng theo nguyên tắc. Trước khi vào bắt đầu đỡ, bác sĩ sẽ kiểm tra lại hồ sơ khám thai của thai phụ để nắm chắc tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Đồng thời các quy tắc về trang phục hay phương tiện hỗ trợ đỡ đẻ như: áo, mũ, khẩu trang, vệ sinh tay, đeo gang tay vô trùng, bộ dụng cụ đỡ đẻ, bộ khăn vô khuẩn và các dụng cụ cắt, khâu tầng sinh môn, bông, băng, gạc vô khuẩn,… đều được chuẩn bị kỹ càng và cẩn trọng, đặc biệt là các dụng cụ trong cắt, khâu (nếu có).
Sản phụ sẽ được nằm trên bàn đẻ trong tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu cao, hai tay nắm chặt vào hai thành bàn, đùi giang rộng, mông sát mép bản, hai chân gác hai hai cọc chống chân bên cạnh. Lúc này thai phụ sẽ được làm xẹp bàng quang, trực tràng và vệ sinh vùng sinh dục ngoài trước.
Kế đến, bác sĩ tiến hành hướng dẫn thai phụ cách thở, cách rặn từng cơn khi cổ tử cung mở hết, đầu thai nhi lọt thấp và có cơn co. Thông thường, thời gian rặn tối đa ở thai phụ sinh lần đầu là 60 phút và ở người sinh con lần 2 (hoặc lần 3, lần 4) là 30 phút. Nếu quá thời gian rặn tối đa, bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng các phương pháp khác như: hỗ trợ sinh bằng kỹ thuật Forceps hoặc bằng giao kéo,… nhằm tránh tình trạng thai bị ngạt.
Trong kỹ thuật này, bác sĩ cần tuyệt đối tôn trọng các nguyên tác vô khuẩn trong đỡ đẻ, phải kiên nhẫn chờ đợi và thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, nhuần nhuyễn.
Tìm hiểu thêm: Những món ăn “cực bổ dưỡng” cho bà bầu
Thực hiện đỡ đẻ thường ngôi chỏm
Khi đầu thai nhi thập thò tại âm hộ, đồng thời tầng sinh môn bị giãn mỏng; các bác sĩ sẽ tiến hành cắt tầng sinh môn trước khi đỡ đầu khi có chỉ định. Sau đó, bác sĩ tiến hành các thao tác đỡ đẻ: đỡ đầu, đỡ vai, đỡ thân, sau cùng là đỡ thân và chi. Ngoài ra, khi đỡ đẻ em bé thành công, bác sĩ sẽ quan sát đầu, kiểm tra tình trạng tổng quan của trẻ, tình trạng dây rốn quấn cổ, nhịp tim,… một cách thận trọng và kỹ càng.
4. Xử lý các tai biến sau sinh (nếu có)
Thực tế, sau khi ca sinh nở diễn ra thành công, tình trạng sức khỏe của mẹ và bé thường khá tốt. Song, với một số trường hợp đặc biệt, mẹ hoặc bé có những tai biến sau sinh như:
– Trong giai đoạn sổ rau sẽ dễ gây băng huyết, cần bóc rau nhân tạp kiểm soát tử cung ngay
– Trường hợp mẹ rách âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn, cần khâu lại ngay sau khi đã sổ rau và kiểm tra bánh rau cẩn thận, kỹ càng
– Với trường hợp trẻ bị ngạt, cần cắt dây rốn ngay sau khi sinh và hồi sức trẻ sơ sinh tích cực
Ngoài ra, trong mỗi trường hợp sinh, các tai biến sau sinh là khác nhau, bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng tai biến và tình hình sức khỏe của hai mẹ con mà có những điều trị, kiểm tra riêng.
5. Đỡ đẻ thường ngôi chỏm tại Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI
Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín tại Việt Nam với hàng triệu ca đỡ đẻ thành công, từ những ca sinh dễ đến những ca khó. Tại đây, bố mẹ sẽ được tư vấn, hỗ trợ các gói thai sản đa dạng dạng cùng hàng trăm các dịch vụ tiện ích khác đi kèm như: tập bóng hỗ trợ chuyển dạ nhanh, dịch vụ tắm bé tại nhà, lớp học tiền sản, Plasma cuống rốn,… Ngoài ra, các dịch vụ khoa sản đi kèm khác như: phẫu thuật sản hay thai sản trọn gói, vô sinh hiếm muộn cũng được TCI đặc biệt quan tâm.
>>>>>Xem thêm: Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu sống được bao lâu?
Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín tại Việt Nam với hàng triệu ca đỡ đẻ thành công
Thêm đó, với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành cùng chế độ chăm sóc chuyên nghiệp, tận tâm; TCI tự hào là địa chỉ uy tín và tin cậy được hàng triệu gia đình Việt lựa chọn xuyên suốt thai kỳ. Hơn hết, các dịch vụ thăm khám và điều trị tại Khoa Phụ Sản đều được áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đúng theo quy định.
Đồng hành cùng Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI, đồng hành cùng mẹ và bé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.