Đo kính cận là gì và được thực hiện như thế nào? Đây có lẽ là câu hỏi chung của bất kỳ ai khi mới bắt đầu bị cận. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết quy trình này diễn ra như thế nào, hãy cùng khám phá ngay thông qua các bước đo và cắt kính cận tại Thu Cúc TCI nhé!
Bạn đang đọc: Đo kính cận là gì, bao gồm các bước nào?
1. Đo kính cận là gì?
Kính cận là một loại thấu kính phân kì giúp điều chỉnh khả năng nhìn cho người bị cận thị. Để cắt kính cận, bạn cần phải thực hiện một số bước kiểm tra thị lực và khám mắt cần thiết. Các bước này được thực hiện bởi người có chuyên môn và được đào tạo bài bản. Thông qua đó, bạn có thể biết được chính xác độ cận của mắt là bao nhiêu, mắt có bệnh lý gì hay không, có cần đeo kính hay không, đồng thời được tư vấn số kính phù hợp nhất.
Để cắt kính cận, bạn cần phải thực hiện một số bước kiểm tra thị lực và khám mắt cần thiết
2. Quy trình đo & cắt kính cận tại Thu Cúc TCI
2.1 Đo thị lực với bảng đo thị lực điện tử
Bạn sẽ được tiến hành đo thị lực với bảng đo thị lực điện tử để đánh giá khả năng nhìn xa, nhìn gần. Thiết bị này có khả năng thực hiện các bài test thị lực tinh vi được đưa ra trên thế giới.
Trong đó, các loại bảng thị lực có trong bảng đo thị lực điện tử bao gồm:
– Bảng thị lực chữ cái: dễ đọc và sử dụng cho những người biết chữ.
– Bảng vòng tròn hở của Landolt: bảng này chứa một ký tự duy nhất và có hình vòng tròn hở. Các kẽ hở này quay theo các hướng khác nhau (trái, phải, trên, dưới). Nhiệm vụ của bạn chỉ cần đọc đúng chiều của các kẽ hở và không yêu cầu phải biết mặt chữ.
– Bảng thị lực chữ E của Armaignac: dạng bảng này chỉ bao gồm một ký tự là chữ E. Tương tự như bảng vòng tròn hở, chữ E cũng hướng về các phía khác nhau (trái, phải, trên, dưới). Bạn sẽ cần đọc đúng hướng chữ theo câu hỏi của bác sĩ (từ chữ lớn đến chữ nhỏ). Bảng thị lực này áp dụng được cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em vì nó rất đơn giản.
– Bảng thị lực cho trẻ em: dạng bảng với các hình ảnh thân thuộc (con vật, ngôi nhà, cây cối,…). Nhiệm vụ của bé là phân phân biệt được hình dạng của các hình này khi nhìn.
2.2 Đo khúc xạ tự động (hay đo khúc xạ máy)
Đo khúc xạ máy giúp xác định độ cận ban đầu của bạn. Đo khúc xạ được thực hiện khi bạn có thị lực dưới 7/10 và thị lực nhìn qua kính lỗ tăng. Nếu kính lỗ không tăng, bạn sẽ được chuyển qua khám mắt.
Đo khúc xạ được thực hiện khi bạn có thị lực dưới 7/10 và thị lực nhìn qua kính lỗ tăng
2.3 Thử kính dựa theo kết quả đo khúc xạ máy
Dựa theo kết quả đo khúc xạ máy, bác sĩ sẽ căn chỉnh số kính phù hợp cho bạn. Khi số kính đã phù hợp (tức nhìn rõ, cho thị lực tối đa), bạn sẽ đeo thử kính đi lại trong 15 – 20 phút. Lúc này, bạn cần quan sát từ gần đến xa để kiểm tra khả năng nhìn của mắt khi đeo kính. Đồng thời, đây cũng là lúc để bạn tập thích nghi với số kính mới.
Bước này nhằm đảm bảo kính mới được cắt đúng độ, giúp mang lại thị lực tối đa, không gây chóng mặt nhức đầu. Khi đã đạt được các tiêu chí nêu trên, bạn sẽ được cấp đơn kính hoàn chỉnh để cắt kính.
2.4 Khám mắt với máy sinh hiển vi
Tìm hiểu thêm: Chuyên gia giải đáp: Mắt viễn thị có chữa được không?
Cắt kính tại TCI, bạn sẽ được khám mắt trực tiếp cùng bác sĩ chuyên khoa
Đây là một trong những điểm đặc biệt khi cắt kính tại Thu Cúc TCI. Bạn sẽ được khám mắt trực tiếp với bác sĩ hơn 30 năm kinh nghiệm bằng máy sinh hiển vi. Thông qua đó, bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lý bán phần trước của mắt (nếu có).
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đặt mắt nhìn qua ống kính hiển vi với một khe sáng chiếu vào mắt. Nếu thủy tinh thể bị mờ đục, hoặc có viêm nhiễm trên kết mạc, giác mạc, mí mắt,… bác sĩ có thể phát hiện được ngay thông qua bước khám này.
Tùy vào triệu chứng, kết quả đo thị lực, tình trạng bệnh lý của mắt, bác sĩ có thể chỉ định thêm các bước khám chuyên sâu để có những thông số chi tiết nhất. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.
Ví dụ:
– Khám bán phần sau của mắt (phần dịch kính – võng mạc). Việc kiểm tra võng mạc giúp phát hiện các bệnh lý võng mạc, sự tổn thương dây thần kinh thị giác, hoàng điểm, gai thị, rách, bong võng mạc,…
– Nhỏ liệt điều tiết, soi bóng đồng tử,… với mục đích đo khúc xạ khách quan cho những trẻ có co quắp điều tiết. Đây là hai bước chỉ được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt khi bác sĩ có chỉ định (trẻ dưới 8 tuổi hoặc người có mắt điều tiết nhiều).
2.5 Tiến hành cắt kính
Tại Quầy kính mắt Thu Cúc TCI, chúng tôi có đa dạng các loại gọng kính, tròng kính phù hợp với nhu cầu của bạn. 100% sản phẩm có nguồn gốc chính hãng từ các nhãn hiệu lớn và có tem chống giả từ Bộ Công an. Tròng kính chiết suất tốt, đảm bảo mang lại tầm nhìn rõ nét và an toàn cho mắt.
Sau khi đã lựa chọn được số kính và loại kính phù hợp, kỹ thuật viên sẽ tiến hành cắt kính cho bạn. Với kiến thức được đào tạo bài bản và kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, kỹ thuật viên tại quầy kính mắt TCI sẽ giúp bạn lắp kính đúng tâm, đảm bảo mang lại tầm nhìn tối ưu cho mắt.
>>>>>Xem thêm: Tròng kính đổi màu có độ – Tham khảo trước khi chọn lựa
Sau khi đã lựa chọn được số kính và loại kính phù hợp, kỹ thuật viên sẽ tiến hành cắt kính cho bạn
Như vậy, thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “đo kính cận là gì”. Nhìn chung, việc đo mắt cận và kiểm tra thị lực nên được thực hiện ít nhất 1 lần/năm. Các chứng bệnh ở mắt luôn tiềm ẩn và có nguy cơ xuất hiện bất cứ lúc nào. Vì vậy, dù thị lực vẫn tốt, tầm nhìn sáng rõ thì bạn vẫn nên đi khám mắt định kỳ. Thông qua đó, sớm phát hiện những bất thường ở mắt và có hướng điều trị nhanh chóng, kịp thời. Nếu bạn đang bị cận thị và có nhu cầu cắt kính mắt, hãy ghé Quầy kính mắt TCI ngay hôm nay để được tư vấn và cắt kính nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.