Tiêm vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cá nhân và cả cộng đồng khỏi sự lây lan của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số đối tượng không nên tiêm vaccine vì có thể gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Cùng TCI tìm hiểu nhóm đối tượng không tiêm vaccine để đảm bảo an toàn sức khỏe trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Đối tượng không nên tiêm vaccine vì có thể gặp nguy hiểm
1. Vaccine và tầm quan trọng của vaccine
Vaccine, hay còn gọi là vắc-xin, là một chế phẩm đặc biệt chứa các kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh. Những kháng nguyên này không gây triệu chứng bệnh, nhưng có thể kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại một loại vi khuẩn hoặc virus cụ thể. Khi cơ thể đã “học” cách nhận diện và chống lại tác nhân gây bệnh này, nó sẽ có khả năng phản ứng nhanh chóng hơn khi tiếp xúc với chúng trong tương lai.
Khoảng 85% – 95% những người được tiêm chủng sẽ phát triển miễn dịch đặc hiệu, bảo vệ cơ thể khỏi những căn bệnh nguy hiểm.
Vaccine giúp bảo vệ cơ thể khỏi những căn bệnh nguy hiểm
Việc tiêm vaccine không chỉ bảo vệ bản thân mà còn đóng góp vào việc xây dựng miễn dịch cộng đồng. Khi một lượng lớn người dân được tiêm vaccine, sự lây lan của bệnh truyền nhiễm giảm đáng kể, tạo nên hiệu quả bảo vệ cả những người không thể tiêm vaccine do lý do y tế hay tuổi tác.
2. Các nhóm đối tượng cần cân nhắc khi tiêm vaccine
Để giảm thiểu rủi ro gặp nguy hiểm sức khỏe khi tiêm chủng, quy định khám sàng lọc trước tiêm là bước quan trọng và bắt buộc cho 100% khách hàng cần được thực hiện trước khi nhận vaccine. Điều này giúp phát hiện và loại bỏ các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng.
2.1. Nhóm đối tượng không tiêm vaccine (chống chỉ định)
Theo quy định mới về khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em, nhóm chống chỉ định được xác định như sau:
– Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau khi tiêm vaccine lần trước có cùng thành phần, đặc biệt nếu có sốt cao trên 39°C kèm theo co giật, dấu hiệu não/màng não, tím tái, hoặc khó thở.
– Phụ nữ mang thai không nên tiêm vaccine virus sống giảm độc lực do nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi, đặc biệt khi có vấn đề về sức khỏe.
Phụ nữ mang thai là đối tượng không tiêm vaccine sống giảm độc lực do có nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi
– Người có tiền sử phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm một liều vaccine trước đó là đối tượng không tiêm vaccine.
– Người suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vaccine sống giảm độc lực.
– Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt không nên tiêm vaccine phòng bệnh Lao.
– Người có tình trạng suy chức năng các cơ quan như là suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, …
– Các trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.
2.2. Nhóm hoãn tiêm chủng
Thông tin về các trường hợp cần tạm hoãn tiêm chủng để đảm bảo an toàn sau khi tiêm vaccine phòng bệnh được phổ biến như sau:
Đối với tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện:
– Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như là suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê,.. cần tạm hoãn tiêm chủng cho đến khi sức khỏe ổn định.
– Trẻ mắc các bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng nên tiêm chủng trở lại khi sức khỏe ổn định.
– Nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ là ≥ 37,5°C hoặc ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách), việc tiêm chủng sẽ được tạm hoãn.
– Trẻ sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng gần đây (trừ kháng huyết thanh viêm gan B) sẽ tạm hoãn tiêm chủng vaccine sống giảm độc lực.
– Trẻ đang hoặc vừa kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) ở liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày cũng thuộc nhóm tạm hoãn tiêm chủng vaccine sống giảm độc lực.
– Trẻ có cân nặng dưới 2000g nên chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
– Trường hợp có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vaccine cũng sẽ được chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
– Trẻ mắc bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, ở phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định, sẽ được chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
– Các trường hợp tạm hoãn chỉ định tiêm vaccine khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.
Đối với tiêm chủng ngay tại bệnh viện:
– Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như là suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê, cần tạm hoãn tiêm chủng cho đến khi sức khỏe ổn định.
– Trẻ mắc các bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng là đối tượng không tiêm vaccine, việc tiêm chủng được thực hiện khi sức khỏe trẻ ổn định.
– Nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ là ≥ 38°C hoặc ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách), việc tiêm chủng sẽ được tạm hoãn.
Tìm hiểu thêm: Vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ: Thông tin cơ bản
Nếu trẻ sốt, việc tiêm chủng sẽ được tạm hoãn
– Trẻ mới sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng gần đây (trừ kháng huyết thanh viêm gan B) sẽ tạm hoãn tiêm chủng vaccine sống giảm độc lực.
– Trẻ đang hoặc vừa kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) ở liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày cũng thuộc nhóm tạm hoãn tiêm chủng vaccine sống giảm độc lực.
– Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi ≥40mmHg.
– Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng vaccine khác tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.
Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo cơ sở tiêm chủng và gia đình thực hiện đúng các hướng dẫn về khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Khi quyết định tiêm chủng, việc tìm một địa chỉ tiêm chủng uy tín là quan trọng để người tiêm chủng được khám sàng lọc đúng và chỉ định tiêm chủng phù hợp bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn.
>>>>>Xem thêm: Thời điểm vàng để cho trẻ uống vắc xin rota
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là phòng tiêm chủng uy tín được nhiều người tin tưởng
Tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, người tiêm chủng sẽ được khai thác tiền sử bệnh kỹ càng, được bác sĩ tư vấn để xác định liệu mình có thuộc đối tượng hoãn tiêm chủng hay chống chỉ định tiêm chủng không, giúp đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng.
Nếu đủ điều điều kiện tiêm chủng, các bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho bạn về vaccine phòng bệnh, cung cấp phác đồ tiêm, và hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng. Tất cả thông tin được đưa ra dựa trên khuyến cáo mới nhất từ Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới, nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa cho khách hàng.
Để được tiêm chủng an toàn với dịch vụ tốt, hay có bất cứ thắc mắc nào về vaccine, tiêm chủng, bạn có thể liên hệ với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.