Đối tượng nào cần khám sàng lọc ung thư gan?

Khám sàng lọc ung thư gan có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt là trước trình trạng bệnh lý này ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đe dọa tới tính mạng của gần triệu người mỗi năm, do không được phát hiện sớm để đưa ra các phác đồ điều trị kịp thời. Vậy bạn đã biết những ai nên đặc biệt lưu ý tới việc tầm soát ung thư gan hay chưa? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Đối tượng nào cần khám sàng lọc ung thư gan?

1. Tầm soát bệnh ung thư gan là gì?

Bệnh Ung thư gan là một trong những loại ung thư nguy hiểm và phổ biến nhất trên thế giới. Theo Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 900.000 người chết do ung thư gan. Nguyên nhân do người bệnh không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, khiến cho việc phát hiện trở nên khó khăn và tỷ lệ sống sót giảm đi đáng kể.

Sàng lọc ung thư gan bao gồm các bài kiểm tra y tế để xác định các dấu hiệu của bệnh, bao gồm khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh. Đây một phương pháp quan trọng để giúp phát hiện bệnh ngay từ khi chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, cải thiện khả năng điều trị, can thiệp kịp thời và tăng tỷ lệ sống sót.

Đối tượng nào cần khám sàng lọc ung thư gan?

Siêu âm là một trong số phương pháp chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra gan

2. Ai cần khám sàng lọc ung thư gan và vai trò của hoạt động này

2.1.  Đối tượng cần khám sàng lọc ung thư gan

– Người bị mắc virus viêm gan B, C mạn tính. Nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C là yếu tố gây nguy cơ phổ biến nhất của ung thư gan trên toàn thế giới, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào gan. Những người có tiền sử gia đình như bố mẹ anh chị em ruột bị xơ gan hoặc ung thư gan thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Vì thế những bệnh nhân bị viêm gan virus mạn tính cần khám tầm soát ung thư gan định kỳ.

– Những người nghiện bia rượu hoặc sử dụng bia rượu thường xuyên. Rượu là một trong những yếu tố lớn nhất gây bệnh ung thư gan nên nhóm đối tượng này cần thiết phải tầm soát ung thư gan.

– Những người có thể trạng thừa cân, béo phì. Tình trạng thừa cân, béo phì có thể mang đến nhiều biến chứng như gan nhiễm mỡ, tiểu đường type 2, huyết áp cao, tăng mỡ máu. Trong đó gan nhiễm mỡ hay tiểu đường type 2 có thể phát triển lên thành viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

– Những người có tiền sử bị viêm gan tự miễn – một tình trạng gan bị viêm do cơ chế miễn dịch của cơ thể quay ngược trở lại tấn công gan. Gan bị tổn thương rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Do vậy người có tiền sử viêm gan tự miễn nên đi tầm soát ung thư gan hàng năm.

Tìm hiểu thêm: Phát hiện ung thư đại tràng- Biến chứng – tiên lượng

Đối tượng nào cần khám sàng lọc ung thư gan?

Những người thường xuyên uống rượu bia có nguy cơ cao mắc bệnh về gan nên cần tầm soát thường xuyên.

2.2. Lý do cần khám sàng lọc ung thư gan

Có nhiều lý do quan trọng mà bạn cần biết về khám sàng lọc ung thư gan:

– Phát hiện bệnh ung thư gan sớm. Tầm soát ung thư gan giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hơn, khi bệnh còn ở mức độ dễ điều trị và giúp tăng tỷ lệ sống sót của người bệnh.

– Giảm nguy cơ tử vong. Việc phát hiện sớm bệnh ung thư gan giúp điều trị kịp thời và giảm nguy cơ tử vong đáng kể.

– Đánh giá sức khỏe gan. Sàng lọc ung thư gan không chỉ giúp phát hiện bệnh ung thư gan, mà còn giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của gan, giúp người bệnh có phương pháp điều trị kịp thời.

– Kiểm tra định kỳ. Người có nguy cơ cao bị ung thư gan, như những người tiếp xúc với chất độc hại, uống nhiều rượu, hay nhiễm virus viêm gan B hoặc C, nên thực hiện sàng lọc ung thư gan định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mình.

– Khi phát hiện bệnh ung thư gan ở giai đoạn sớm, cơ hội điều trị thành công sẽ tăng lên đáng kể. Điều này giúp giảm thiểu các biến chứng và tăng khả năng sống sót của bệnh nhân.

3. Phương pháp để sàng lọc ung thư gan hiện nay

3.1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất để phát hiện ung thư gan. Xét nghiệm máu có thể phát hiện các chỉ số ung thư gan có trong máu, bao gồm các chất gây ung thư và các enzyme gan. Việc phát hiện sớm các chỉ số này có thể giúp bác sĩ xác định nguy cơ bị ung thư gan và tiến hành các bước tiếp theo để phát hiện và điều trị sớm.

Đối tượng nào cần khám sàng lọc ung thư gan?

>>>>>Xem thêm: Nhận biết mắc những bệnh lây qua đường tình dục với 11 dấu hiệu

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng gan và phát hiện một số bất thường.

3.2. Siêu âm

Siêu âm gan sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh gan. Nó có thể giúp phát hiện các khối u hoặc tổn thương trong gan, các khối u được phát hiện bằng siêu âm có thể được tiêm chất để xác định tính chất của khối u. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng, không đòi hỏi bệnh nhân phải thực hiện các xét nghiệm đặc biệt hoặc chuẩn bị trước.

3.3. Chụp CT

Phương pháp này sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của gan và các cơ quan xung quanh. Chụp CT cho phép phát hiện các khối u hoặc tổn thương trong gan và xác định kích thước vị trí của chúng. Đây là phương pháp sàng lọc ung thư gan tốt nhất hiện nay.

3.4. MRI

MRI sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh của các bộ phận trong cơ thể. Nó có thể giúp xác định kích thước, vị trí và tính chất của các khối u hoặc tổn thương trong gan.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám của người dân, hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã triển khai gói khám tầm soát phát hiện sớm ung thư gan với nhiều tiện ích như: đội ngũ bác sĩ đầu ngành, máy móc hiện đại, dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp và tận tâm. Bên cạnh đó, các cơ sở của Thu Cúc TCI còn tọa lạc tại những vị trí đắc địa, thuận lợi cho người dân di chuyển tới thăm khám. Vì vậy, người dân hoàn toàn yên tâm khi tới đây để có được trải nghiệm thăm khám hoàn hảo nhất.

Tóm lại, tầm soát ung thư gan là một phương pháp quan trọng để phát hiện bệnh ung thư gan trong giai đoạn sớm, giúp tăng khả năng điều trị và cải thiện tỷ lệ sống sót. Nếu bạn chưa từng thực hiện khám tầm soát ung thư gan, hãy thăm khám ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *