Sởi, quai bị, rubella là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường hô hấp, bệnh có nguy cơ dẫn đến những biến chứng sức khỏe nặng nề đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ đang mang thai. Tiêm vắc xin sởi quai bị rubella là cách tốt nhất để phòng bệnh và làm giảm các triệu chứng, biến chứng bệnh nếu không may mắc phải.
Bạn đang đọc: Đối tượng nên và không nên tiêm vắc xin sởi quai bị rubella là ai?
1. Tìm hiểu về vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella
Vắc xin sởi – quai bị – rubella là vắc xin sống giảm động lực giúp người được tiêm phòng ba bệnh sởi, quai bị và rubella.
Bệnh sởi: gây ra tình trạng phát ban toàn thân, ho khan kéo dài, sốt, chảy nước mũi, sưng mí mắt,… Bệnh có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng tai, tổn thương não, , thậm chí là tử vong. Thai phụ mắc bệnh sởi nguy cơ sảy thai, sinh non,… thai nhi có nguy cơ cao bị dị dạng bẩm sinh.
Bệnh quai bị: triệu chứng điển hình là sưng đau vùng mang tai, đau đầu, sốt, khó nhai, đau nhức,… Quai bị nặng có thể dẫn đến biến chứng viêm màng não, điếc, sưng đau tinh hoàn hoặc sưng đau buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh. Thai phụ mắc quai bị có thể gây sinh non, thai chết lưu hoặc thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh.
Bệnh Rubella: triệu chứng của bệnh rubella là gây phát ban khắp cơ thể, sốt nhẹ và viêm khớp. Bệnh này rất nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai. Nếu mắc bệnh trong thời kỳ này thai phụ có thể bị sảy thai hoặc sinh non. Đặc biệt, nếu không may mắc rubella trong giai đoạn đầu của thai kỳ, trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị rubella bẩm sinh đến chậm phát triển, dễ bị dị tật bẩm sinh với những tổn thương ở mắt, hệ thần kinh, xương, tim,…
Vắc xin sởi – quai bị – rubella là vắc xin sống giảm động lực giúp người được tiêm phòng ba bệnh sởi quai bị và rubella
2. Đối tượng nên, không nên tiêm vắc xin sởi quai bị rubella
2.1. Đối tượng nên tiêm
Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai là 2 đối tượng chịu biến chứng nặng nề nhất nếu như không may mắc phải bệnh sởi, quai bị, rubella.
– Trẻ em nên được tiêm phòng vắc xin khi tròn 12 tháng tuổi
– Phụ nữ có ý định mang thai nên chủ động tiêm vắc xin trước khi có thai ít nhất 1 tháng, tốt nhất là 3 tháng để cơ thể mẹ có thời gian tạo miễn dịch đầy đủ, bảo vệ tốt thai nhi trong quá trình mang thai, biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ. Mặc dù chưa có báo cáo chính thức nào về việc vắc-xin sởi – quai bị – rubella sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, nhưng tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo chị em không nên tiêm các loại vắc xin sống như sởi – quai bị – rubella trong thời gian mang thai.
Tìm hiểu thêm: Thông tin về vaccine đậu mùa khỉ hiện nay
Khi có ý định mang thai nên hoàn thành lộ trình tiêm vắc xin xạ quai bị rubella trước ít nhất 1 tháng
Ngoài phụ nữ chuản bị mang thai và trẻ em, người lớn cũng cần tiêm vắc xin đầy đủ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh trong gia đình, bao gồm trẻ em và phụ nữ mang thai .
2.2. Đối tượng cần hoãn tiêm
– Những người bị dị ứng nặng với lòng đỏ trứng gà nên hoãn tiêm chủng vắc xin sởi – quai bị – rubella do vắc xin nuôi cấy trên phôi gà.
– Phụ nữ đang mang thai
– Tiền sử dị ứng với neomycin
– Người đang bị các bệnh lý cấp tính như: sốt, viêm đường hô hấp,…
– Người bị bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc đang thực hiện điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
– Những người đang thực hiện xạ trị, đang sử dụng corticosteroids liều cao (≥ 2mg/kg/ngày), hoặc đã sử dụng Immunoglobulins trong vòng 3 tháng trước đó.
– Những người đang có rối loạn lên máu, mắc bệnh bạch cầu, u hạch bạch huyết,…
– Những người có khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới hệ bạch huyết hoặc tủy xương
– Người vừa thực hiện tiêm vắc xin sống giảm động lực khác trong thời gian chưa được 1 tháng
2.3. Liệu trình tiêm cho đối tượng nên tiêm
Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 7 tuổi liệu trình tiêm gồm 2 mũi.
– Tiêm mũi 1: lần đầu tiên vắc xin sởi – quai bị – rubella
– Tiêm mũi 2: khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi, hoặc có thể từ sớm hơn nếu có dịch xảy ra. Lưu ý mũi 2 cách mũi 1 thời gian ít nhất một tháng.
Đối với trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn, liệu trình tiêm gồm 2 mũi.
– Tiêm mũi 1: lần đầu tiên tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella
– Tiêm mũi 2: cách mũi 1 thời gian ít nhất là một tháng
3. Lưu ý khi đi tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella
Để an toàn nhất khi thực hiện tiêm phòng vắc xin sởi – quai bị – rubella, người tiêm cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Chọn cơ sở tiêm chủng uy tín: Vắc xin sởi – quai bị – rubella là vắc xin sống giảm động lực nên cần được bảo quản đúng để chất lượng vắc xin được đảm bảo, những cơ sở tiêm chủng uy tín có thể đáp ứng được tiêu chí này. Bên cạnh đó tại cơ sở tiêm chủng uy tín, bạn cũng sẽ được bác sĩ khám sàng lọc kỹ càng, theo dõi sức khỏe sau tiêm sát sao giúp hạn chế tối đa những tình trạng xấu có thể xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh tiêm vắc xin 6 trong 1 bị sốt – Những điều cần biết
Nên tiêm vắc xin sởi quai bị rubella tại cơ sở tiêm chủng uy tín để được đảm bảo an toàn
– Sau khi tiêm vắc xin, bạn cần ở lại phòng tiêm chủng để theo dõi sau tiêm thời gian tối thiểu 30 phút, trong trường hợp có hiện tượng sốc phản vệ xảy ra các bác sĩ có thể xử lý kịp thời.
– Sau khi về nhà, tiếp tục theo dõi sức khỏe từ 24 đến 48 giờ đầu sau tiêm, bao gồm: theo dõi nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, ăn, ngủ, tinh thần, ban đỏ trên da,…
– Cố gắng không chạm hoặc đè vào chỗ tiêm, không chườm nóng, chườm lạnh, không đắp cứ lá thuốc nào vào vị trí tiêm.
– Trong trường hợp gặp phản ứng sốt sau tiêm vắc xin, nên uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng, có thể dùng hạ sốt nếu sốt trên 38,5 độ C theo chỉ định của bác sĩ.
– Nếu sốt cao trên 38,5 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 48 giờ, hạ sốt sau đó lại sốt lại, sốt đi kèm các triệu chứng (ho, hắt hơi, chảy nước mũi, phát ban, đi ngoài phân lỏng,…), chán ăn, thở nhanh, khó thở, tím tái, li bì,… cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình trạng phản ứng phụ và cấp cứu kịp thời trong trường hợp cần thiết.
Trên đây là những thông tin về vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella, đối tượng, thời điểm tiêm và những lưu ý cần biết khi tiêm vắc xin. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về vắc xin. Nếu có bất cứ câu hỏi nào về tiêm phòng sởi, quai bị, rubella, hoặc có nhu cầu tiêm chủng, bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.