Đột quỵ cấp luôn là vấn đề được quan tâm bởi nếu việc cấp cứu bị trì hoãn có thể gây ra những mối nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng. Chỉ khi nắm rõ dấu hiệu và cách xử trí ban đầu, chúng ta mới có thể hạn chế tối đa nguy cơ tử vong và những di chứng nặng nề sau đột quỵ. Hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết và xử trí đột quỵ qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Đột quỵ cấp: Cách nhận biết và xử trí “chuẩn bài”
1. Đột quỵ cấp là gì và nhận biết ra sao?
Đột quỵ não cấp là tình trạng tế bào não bị chết cho tắc nghẽn đột ngột mạch máu não hoặc chảy máu bên trong nhu mô não hay hộp sọ.
Bộ não giữ vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động của cơ thể. Vì thế, nếu não bị tổn thương thì các hoạt động đều có thể bị rối loạn, gây ra nhiều biểu hiện bất thường về biểu cảm, vận động, ngôn ngữ…
1.1 Nhận biết đột quỵ cấp qua quy tắc F.A.S.T
Hầu hết các trường hợp đột quỵ cấp đều có thể nhận diện qua quy tắc F.A.S.T:
– Face: Gương mặt mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng, kiểm tra bằng cách để bệnh nhân ngồi ngay ngắn để quan sát hoặc yêu cầu bệnh nhân cười, “thổi lửa”, nhe răng.
– Arm: Yếu liệt ở tay, chân, kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ đều hai tay, hai chân lên, bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước chứng tỏ bên đó có liệt.
– Speech: Ngôn ngữ bất thường như không lưu loát, giọng “méo” hoặc không nói được là dấu hiệu đột quỵ. Điều này thể hiện khá rõ nét khi bạn yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản.
– Time: Nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu trên thì bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao. Khi đó, hãy khẩn trương, nhanh nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ.
1.2 Dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sắp tới
Thông qua những dấu hiệu trên, bạn có thể nhận định cơn đột quỵ cấp. Nhưng không phải trường hợp nào, các dấu hiệu đột quỵ cũng rõ ràng. Đôi khi các cơn đột quỵ thực sự được cảnh báo từ những cơn đột quỵ nhẹ (thiếu máu não thoáng qua). Các triệu chứng của một cơn đột quỵ nhỏ tuy giống với một cơn đột quỵ bình thường nhưng mức độ lại hết sức nhẹ nhàng và tồn tại trong thời gian ngắn nên rất khó để nhận biết. Các triệu chứng thường gặp là:
– Huyết áp tăng đột biến
– Yếu, tê, liệt một chân, tay
– Đột nhiên thấy chóng mặt
– Bất tỉnh, hôn mê
– Bối rối
– Mất thị lực, song thị
– Khó phát âm, diễn đạt
– Mất thăng bằng
– Mất trí nhớ tạm thời
– Ngứa ran
– Thay đổi tính tình
Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách hít thở chữa mất ngủ đơn giản
2. Cách xử trí đối với trường hợp đột quỵ
2.1 Nên làm gì khi phát hiện có người bị đột quỵ cấp?
Khi quan sát thấy ai đó có ít nhất 1 trong 3 biểu hiện lệch mặt, yếu chân tay, nói khó, hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và gọi cấp cứu ngay không trì hoãn.
Gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh nhân hôn mê. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, tình trạng cho phép có thể vận chuyển thì bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có, hãy chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu về đột quỵ để được cấp cứu kịp thời.
Trong thời gian chờ cấp cứu:
– Để phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng 30 – 45 độ so với cơ thể, phòng tránh bị sặc đường thở
– Mặc quần áo rộng, thoáng, kiểm tra hô hấp, nhịp, mạch của người bệnh
– Trong trường hợp người bệnh ngừng tim thì tiến hành xoa bóp, ép tim ngoài lồng ngực
– Lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh
– Trong trường hợp người bệnh bị co giật thì phải lấy chiếc đũa, quấn vải xung quanh và để ngang miệng, ngăn người bệnh cắn vào lưỡi
– Ghi chú lại những biểu hiện bất thường kể từ thời điểm khởi phát bệnh
– Mang theo đơn thuốc hoặc ghi chú lại các loại thuốc mà người bệnh đang dùng
>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu trái sau có nguy hiểm không?
2.2 Không nên làm gì?
Một số mẹo dân gian thường được truyền tai nhau rằng có thể cứu người bị đột quỵ như cạo gió, chích máu đầu ngón tay. Nhưng theo các chuyên gia thần kinh, các phương pháp này chưa được kiểm chứng về hiệu quả, tuyệt đối không áp dụng cho bệnh nhân vì có thể làm cho tình trạng nặng thêm. Ngoài ra, không cho bệnh nhân sử dụng thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì vào lúc này để tránh gây sặc và bít tắc đường thở, đường hô hấp.
Nhiều người có tâm lý chờ đợi bệnh nhân ổn hoặc tình trạng nặng hơn mới gọi cấp cứu hoặc mới đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nên nhớ rằng, đây là cuộc chiến với thời gian, càng được cấp cứu sớm, bệnh nhân càng gia tăng được cơ hội sống và hạn chế được các di chứng về sau. Vì thế, hãy gọi cấp cứu ngay khi thấy những dấu hiệu đầu tiên.
Trên đây là các dấu hiệu nhận biết đột quỵ cấp và cách sơ cứu tại nhà mà bạn có thể tham khảo để xử trí trong trường hợp cần thiết. Khi thấy các dấu hiệu đột quỵ dù là thoáng qua, bạn cũng nên nhờ người thân đưa đến bệnh viện ngay để kiểm tra, tránh các các diễn tiến nguy hiểm hơn. Đồng thời, nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để dự phòng các nguy cơ đối với hệ thần kinh.