Đột quỵ có chết không? Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Đột quỵ là tình trạng cấp cứu của não và tim với diễn tiến đột ngột, mức độ nguy hiểm cao. Vậy đột quỵ có chết không, có ảnh hưởng như thế nào và những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ? Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Bạn đang đọc: Đột quỵ có chết không? Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ đột quỵ?

1. Đột quỵ là gì? Biểu hiện ra sao?

Đột quỵ là một biến cố xảy ra đột ngột khi nguồn cung cấp máu tới một phần não bộ bị giảm đi hoặc mất hoàn toàn do mạch máu não đã bị tắc hoặc vỡ. Hệ quả là vùng não này không được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng sẽ chết dần, dẫn tới những hệ quả vô cùng nghiêm trọng sau đó.

Biểu hiện của đột quỵ thường gặp ở 5 dấu hiệu sau:

– Méo miệng, khuôn mặt mất cân đối, liệt mặt, cười méo mó, chảy xệ một bên mặt.

– Yếu liệt tay chân, cử động khó khăn hoặc không thể cử động chân tay.

– Ngôn ngữ bất thường, thay đổi giọng nói, nói ngọng.

– Đột nhiên nhức đầu dữ dội, bị chóng mặt.

– Đột nhiên giảm thị lực, mờ mắt, nhìn không rõ hoặc mất thị lực.

Khi nghi ngờ biểu hiện của đột quỵ, người bệnh cần được cấp cứu khẩn cấp và tiến hành xử lý đúng cách kịp thời.

Đột quỵ có chết không? Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Đột quỵ là tình trạng cấp cứu nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi.

2. Giải đáp: Đột quỵ có chết không? Nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và điều nguy hiểm hơn nữa là đột quỵ đang ngày một gia tăng và trẻ hóa

2.1. Đột quỵ có chết không – Đột quỵ là nguyên nhân tử vong hàng đầu

Người bệnh đột quỵ khi không được cấp cứu xử lý kịp thời sẽ dẫn tới tỷ lệ tử vong cao. Đột quỵ thuộc top 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới cùng với bệnh ung thư và các bệnh lý tim mạch.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 17 triệu người mắc đột quỵ mỗi năm. Trong đó, có khoảng 5 triệu người tử vong và 5 triệu người phải gánh chịu những di chứng thương tật vĩnh viễn hậu đột quỵ gây nên. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh mà còn làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho cả gia đình và cho cộng đồng.

Trong các di chứng phổ biến của đột quỵ, gặp nhiều nhất là các rối loạn về vận động như liệt, vận động khó khăn hoặc không thể đi lại; các rối loạn về nhận thức, gặp khó khăn trong sinh hoạt, giao tiếp, ăn uống,… Đặc biệt, bệnh nhân sau đột quỵ còn có thể gặp các rối loạn về tâm lý, cảm xúc, giảm chức năng tình dục,…

2.2. Đột quỵ có chết không – Đột quỵ ngày càng gia tăng và trẻ hóa

Ở Việt Nam, hiện nay tỷ lệ người bị đột quỵ ngày một gia tăng từ 200/100.00 người/năm (năm 1990) lên tới 250/100.000 người/năm (năm 2010). Mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 200.000 ca đột qụy mắc mới và 11.000 người tử vong do đột quỵ.

Theo Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, có khoảng 15% bệnh nhân bị đột quỵ ở độ tuổi trong khoảng từ 18-45 tuổi, tăng hơn 40% chỉ trong vòng 10 năm qua. Riêng ở Việt Nam, đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng đáng báo động khi tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ chiếm khoảng 25% các ca đột quỵ.

Việc tỷ lệ đột quỵ gia tăng nhanh ở người trẻ rất đáng lo ngại. Nguyên nhân xuất phát từ việc người trẻ có xu hướng lạm dụng rượu, bia và sử dụng nhiều các chất kích thích (như thuốc lá, ma túy), cùng với đó là lối sống lười vận động, ăn uống thiếu khoa học, stress kéo dài làm gia tăng tình trạng béo phì, thừa cân cũng như các bệnh lý khác gặp phải ở người trẻ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh tim đập nhanh hồi hộp triệu chứng của bệnh rối loạn

Đột quỵ có chết không? Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Đột quỵ đang có xu hướng ngày một trẻ hóa.

3. Yếu tố nào làm tăng lên nguy cơ đột quỵ?

Những người có một hoặc một số yếu tố gây nguy cơ đột quỵ sẽ có tỷ lệ gặp phải biến cố đột quỵ cao hơn so với những người không có yếu tố nguy cơ. Có thể kể tới các yếu tố nguy cơ thay đổi được hoặc yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như sau:

3.1. Những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ không thể thay đổi

– Tuổi cao: Đột quỵ có tỷ lệ gặp phải ở người cao tuổi cao hơn. Cùng với tiến trình lão hóa theo thời gian, những thay đổi trong cơ thể và đặc biệt là các mạch máu cũng xơ cứng và hẹp lại khi tuổi tác càng cao dẫn tới gia tăng nguy cơ đột quỵ.

– Yếu tố chủng tộc: Theo một số nghiên cứu cho thấy, ở những người Nam Á, da màu châu Phi và người da màu khu vực Caribe sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn với các chủng tộc khác.

– Yếu tố gia đình: Tiền sử trong gia đình có thành viên từng bị đột quỵ cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.

– Yếu tố gen: Một số bệnh lý có liên quan đến bất thường về gen dẫn tới việc máu dễ đông hơn so những người bình thường. Khi có cục máu đông hình thành và lưu thông trong mạch máu có thể khiến tắc mạch tại vị trí mà nó không thể đi qua. Nếu vị trí tắc mạch là tại mạch máu não thì khi đó sẽ gây ra đột quỵ.

– Giới tính: Nữ giới nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với nam giới.

Đột quỵ có chết không? Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ đột quỵ?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách dự phòng nhồi máu não

Nữ giới là đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn ở nam giới.

3.2. Những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ có thể thay đổi được

Những yếu tố gây nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi được xuất phát từ các tác nhân bên ngoài hoặc tác nhân phát sinh. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh và điều trị một cách phù hợp để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ ở những yếu tố này:

– Lối sống không lành mạnh: Khi bạn có chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng rượu, bia, hút nhiều thuốc lá, ít vận động, căng thẳng mệt mỏi kéo dài cũng là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ gặp đột quỵ.

– Thừa cân béo phì: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của đột quỵ đáng chú ý. Người thừa cân béo phì thường tăng nguy cơ tăng huyết áp, bị rối loạn lipid máu, tiểu đường và các bệnh lý tim mạch. Theo các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra sự liên quan giữa béo bụng, tỷ lệ eo hông và nguy cơ đột quỵ.

– Các bệnh lý nền: Bệnh cao huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, các bệnh rối loạn nhịp tim, rung nhĩ,… là các bệnh lý nền phổ biến làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ là loại biến cố cực kỳ nguy hiểm. Đột quỵ có chết không, câu trả lời là có thể. Vì vậy, thực hiện phòng chống tai biến đột quỵ là yêu cầu quan trọng mỗi người đều cần lưu ý và thực hiện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *