Đột quỵ khi trời lạnh: Không thể xem thường!

Đột quỵ khi trời lạnh là một vấn đề ngày càng phổ biến và khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều nguy hiểm. Theo thống kê, số bệnh nhân đột quỵ có nguy cơ tăng 15% vào mùa đông giá rét. Vì vậy, cần chú ý bảo vệ cơ thể tránh khỏi đột quỵ, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ. 

Bạn đang đọc: Đột quỵ khi trời lạnh: Không thể xem thường!

1. Thực trạng đột quỵ khi trời trở lạnh

Thời tiết lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, trong đó phổ biến nhất là các bệnh liên quan tới huyết áp, tim mạch, và đặc biệt là đột quỵ. Theo nhiều thống kê, số bệnh nhân đột quỵ vào mùa đông thường cao hơn tới 15% so với các mùa khác trong năm, nhất là những năm có nhiều đợt giá rét.

Đột quỵ khi trời lạnh: Không thể xem thường!

Đột quỵ khi trời lạnh đang gia tăng và dễ xảy ra ở người cao tuổi.

2. Vì sao đột quỵ khi trời lạnh gia tăng?

2.1 Đột quỵ khi trời lạnh liên quan đến sự rối loạn hormone

Tình trạng đột quỵ khi thời tiết lạnh thường liên quan đến sự rối loạn các hormone trong cơ thể. Khi trời lạnh, tuyến tủy thượng thận sẽ tăng tiết các hormone catecholamine, làm tăng nồng độ catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên. Khi mạch máu ở một số vùng co lại đồng thời sẽ đẩy máu ra những khu vực ít chịu ảnh hưởng hơn (não, phổi), gây giãn mạch thụ động ở những nơi đó, dẫn tới các biến chứng như đứt mạch não hoặc phù phổi cấp.

2.2 Đột quỵ khi trời lạnh do sự thay đổi độ nhớt và các yếu tố máu

Thời tiết lạnh cũng tác động làm tăng số lượng hồng cầu, tiểu cầu và độ nhớt của máu. Điều này làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, gây bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi.

Đặc biệt ở người già, đột quỵ càng dễ xảy ra do khả năng miễn dịch và tính chịu đựng của cơ thể kém đi theo thời gian. Mạch máu giảm tính đàn hồi, trở nên xơ cứng, lượng cholesterol trong máu cao làm tăng độ quánh của máu.

Bên cạnh đó các enzyme tiêu hủy sợi huyết cũng hoạt động kém hiệu quả, lòng mạch bị thu hẹp làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối. Các nghiên cứu cho thấy, lưu lượng máu qua não của người già giảm đến 20% so với thông thường, các chức năng suy giảm khiến họ rất khó thích nghi khi thời tiết bất thường.

Ở những người có tiền sử huyết áp cao, thành mạch máu bị tổn thương trong thời gian dài dễ dày lên có thể gây ảnh hưởng tới khả năng lưu thông của máu lên não. Khi gặp thay đổi đột ngột từ bên ngoài như căng thẳng, thời tiết lạnh, mạch máu lên não bị tắc nghẽn sẽ khiến não bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, khiến người bệnh dễ đột quỵ và tử vong. Sự thay đổi nhiệt độ, từ nóng sang lạnh cũng làm tăng huyết áp, khiến mạch máu bị thắt lại. Tình trạng này có thể làm phình động mạch chủ, từ đó làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

2.3 Các thói quen không lành mạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ khi nhiệt độ xuống thấp

Vào mùa đông hay khi thời tiết lạnh, nhiều người có xu hướng uống rượu nhiều hơn vì nghĩ rằng rượu có thể đem lại sự ấm áp. Tuy nhiên đây là các chất kích thích, nếu không được chuyển hóa và bài tiết kịp thời sẽ dẫn tới tăng huyết áp, nhịp tim, giảm độ kết dính của máu. Tình trạng này rất dễ dẫn đến tai biến ngay cả khi bệnh nhân chỉ xuất huyết nhẹ.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân hẹp van tim 2 lá bạn cần biết

Đột quỵ khi trời lạnh: Không thể xem thường!

Uống rượu khi trời lạnh làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

3. Phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh, những lưu ý quan trọng

Mỗi người cần tự nâng cao ý thức phòng tránh đột quỵ mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là những người cao tuổi hoặc người mắc bệnh tim mạch, bệnh lý thần kinh cần cảnh giác cao độ mỗi khi trời trở lạnh, thời điểm giao mùa. Các biện pháp phòng tránh đột quỵ được các chuyên gia khuyến cáo như sau:

3.1 Hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh

Để không bị tác động bởi thời tiết lạnh, trước hết bạn cần tránh đi ra ngoài hoặc ở ngoài trời lâu khi nhiệt độ xuống thấp. Nếu phải ra ngoài, cần mặc ấm, tốt nhất nên mặc nhiều lớp quần áo, cố gắng che kín vùng đầu và bàn tay, đi tất và giày ấm.

3.2 Không hoạt động quá sức

Vận động gắng sức trong khí hậu lạnh giá có thể gây nguy hiểm cho tim, mạch máu và gây đột quỵ não. Thậm chí, ngay cả khi chỉ ngồi yên không làm gì ở ngoài trời lạnh cũng thúc đẩy các cơ quan bên trong cơ thể kích hoạt cơ chế tự giữ ấm bằng cách hoạt động nhiều hơn.

3.3 Tránh khiến cơ thể quá nóng đột ngột

Nhiệt độ cao cũng là một yếu tố gây nguy hiểm. Khi nhiệt độ quá cao hoặc tăng đột ngột, các mạch máu có thể giãn ra một cách bất thường, gây hạ huyết áp. Mặc quần áo ấm trước khi hoạt động thể chất cũng có thể khiến cơ thể bị nóng quá mức.

Nếu người đổ mồ hôi khi đang hoạt động giữ trời lạnh thì có nghĩa thân nhiệt của bạn đang cao bất thường và cảnh báo nguy hiểm. Lời khuyên là nên dừng ngay những việc đang làm và nghỉ ngơi trong nhà với nhiệt độ thích hợp.

3.4 Từ bỏ hoặc hạn chế uống rượu

Uống rượu trước khi ra ngoài trời lạnh hoặc giữa trời lạnh là việc làm rất nguy hiểm. Tuy đem lại cảm giác ấm áp tạm thời nhưng thực tế rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, lấy đi nguồn nhiệt tại các cơ quan quan trọng.

3.5 Duy trì lối sống lành mạnh

Hút thuốc lá việc quan trọng cần tránh để bảo vệ cơ thể nói chung và các mạch máu nuôi não nói riêng. Bên cạnh đó không ăn mặn để tránh gây tăng huyết áp. Thay vào đó nên ăn uống đầy đủ, khoa học, tập thể dục hoặc vận động phù hợp, hạn chế xúc động hoặc stress,…để phòng ngừa đột quỵ.

Đột quỵ khi trời lạnh: Không thể xem thường!

>>>>>Xem thêm: Ngày Tết người bệnh tim mạch cần lưu ý gì?

Giữ ấm khi ra ngoài trong thời tiết lạnh giúp phòng ngừa đột quỵ.

3.6 Tuân thủ điều trị nếu có các bệnh lý nền

Các bệnh lý tăng huyết áp, rung nhĩ, thiếu máu não… đều là những yếu tố nguy cơ gây hình thành xơ vữa và huyết khối làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là khi thời tiết lạnh. Khi mắc các bệnh này, người bệnh cần uống thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, thăm khám thường xuyên để kiểm soát bệnh.

Tóm lại, đột quỵ khi thời tiết lạnh là một tình trạng nguy hiểm. Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ như yếu, liệt mặt, rối loạn ngôn ngữ, vận động khó khăn…cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay để được xử trí trong “thời gian vàng”, giúp tăng khả năng cứu sống bệnh nhân và hạn chế di chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *