Đột quỵ là gì? biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này

Đột quỵ căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư và bệnh tim mạch. Tìm hiểu đột quỵ là gì, có các triệu chứng như thế nào và điều trị ra sao là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Đột quỵ là gì? biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này

BỊ BỆNH ĐỘT QUỴ LÀ GÌ?

Đột quỵ là gì? biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não, xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ đột ngột bị ngưng trệ.

Bị đột quỵ hay tai biến mạch máu não, xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ đột ngột bị ngưng trệ. Não không được cung cấp oxy đủ để có thể hoạt động được nên một vùng não nào đó sẽ ngưng hoạt động và dẫn tới tình trạng không thể điều khiển các cơ quan khác hoạt động, có thể gây liệt nửa người, tay chân, hôn mê… Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì vùng não sẽ chết và người bệnh có nguy cơ tử vong.

ĐỘT QUỴ XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?

Có hai loại đột quỵ:

  • Đột quỵ nhồi máu não: là loại thường gặp nhất, chiếm khoảng 80% các trường hợp đột quỵ. Loại đột quỵ này tương tự như một cơn nhồi máu cơ tim, ngoại trừ nó xảy ra trong các mạch máu của não. Cục máu đông có thể hình thành trong mạch máu của não, các mạch máu dẫn lên não, hay thậm chí trong các mạch máu ở nơi khác trong cơ thể và sau đó sẽ dẫn tới não. Cục máu đông này ngăn chặn dòng chảy của máu đến các tế bào não. Đột quỵ nhồi máu não cũng có thể xảy ra khi có quá nhiều mảng bám xơ vữa bịt kín các mạch máu của não.
  • Đột quỵ xuất huyết: xảy ra khi một động mạch trong não đột ngột bị vỡ. Máu chảy vào trong mô não và gây chèn ép vào các cấu trúc não.

BIỂU HIỆN CỦA ĐỘT QUỴ

Tìm hiểu thêm: Địa chỉ phòng khám nội tiết uy tín tại Hà Nội

Đột quỵ là gì? biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này

Nhức đầu đột ngột không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng của đột quỵ.

Các biểu  hiện của đột quỵ là:

  • Đột ngột bị tê, yếu ở ở mặt, cánh tay, hay chân ở một bên của cơ thể.
  • Mất thị giác hoặc nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt.
  • Nói năng lẫn lộn, vô nghĩa, không nói được hoặc không hiểu được những gì người khác đang nói.
  • Nhức đầu đột ngột không rõ nguyên nhân.
  • Mất khả năng giữ thăng bằng, đi lại khó khăn kèm theo một số triệu chứng khác.

CÁCH CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐỘT QUỴ

Thời gian “vàng” để cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ là từ 4 – 6 giờ đầu khi xuất hiện triệu chứng. Nếu trong khoảng thời gian này, người bệnh được sơ cứu đúng cách, kịp thời đưa đến bệnh viện để được cấp cứu sẽ có cơ hội sống sót và tránh được những di chứng nguy hiểm.
Sau đây là cách cấp cứu người bị đột quỵ:

  • Đỡ để người bệnh không bị té ngã, chấn thương.
  • Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.Tuyệt đối không vắt chanh hay cho bất cứ thứ gì vào miệng bệnh nhân.
  • Gọi cấp cứu hoặc dùng xe nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất.
  • Vận chuyển người bệnh đi cấp cứu ở tư thế nằm. Không cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống) hay chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘT QUỴ

Cách chữa bệnh đột quỵ hiệu quả giúp làm giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa mức độ tàn phế.

  • Đột quỵ nhồi máu não

Nếu hiện tượng đột quỵ được chẩn đoán sớm ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một loại thuốc làm tan cục máu đông để phá vỡ huyết khối và phục hồi lưu lượng máu đến vùng tổn thương. Aspirin hoặc các tác nhân kháng tiểu cầu khác cũng có thể được dùng. Một số trường hợp phải xử lý cục máu đông bằng phương pháp can thiệp nội mạch.

  • Đột quỵ xuất huyết

Để ngăn chặn tình trạng chảy máu, người bệnh có thể được cho sử dụng thuốc hoặc truyền huyết tương tươi đường tĩnh mạch.
Nếu chảy máu não là do vỡ phình mạch, vỡ dị dạng động – tĩnh mạch: cần phải chụp mạch não và tiến hành can thiệp nội mạch, nút lò xo kim loại trong phình mạch, bơm chất gây tắc vào khối dị dạng động – tĩnh mạch đến khi tắc nhánh động mạch nuôi  hoặc tia xạ khi khối dị dạng động – tĩnh mạch nhỏ.
Nếu các triệu chứng ngày càng chuyển biến xấu, phẫu thuật có thể được chỉ định để lấy ổ máu tụ.

CÁCH CHỐNG ĐỘT QUỴ

50% các trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa. Nhiều yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát trước khi gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ có thể kiểm soát được bao gồm: cao huyết áp, rung nhĩ, bệnh tiểu đường, nồng độ cholesterol trong máu cao, hút thuốc, uống rượu quá mức, béo phì, bệnh mạch vành.
Các yếu tố nguy cơ đột quỵ không thể kiểm soát được: tuổi (> 65, giới tính (nam giới dễ bị đột quỵ hơn nữ giới nhưng tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nữ giới lại cao hơn); tiền sử gia đình bị đột quỵ.

Đột quỵ là gì? biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này

>>>>>Xem thêm: Giảm nôn ói bằng thực phẩm qua đường mũi tốt nhất

Việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh đột quỵ.

Bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ đột quỵ và đưa ra các biện pháp giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ này như: ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc, khám sức khỏe định kỳ.
Một số người có thể gặp phải những triệu chứng của cơn đột quỵ nhẹ hay cơn thiếu máu não thoáng qua. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không gặp bất cứ triệu chứng cảnh báo nào trước một cơn đột quỵ hoặc triệu chứng rất nhẹ không đáng chú ý. Do đó việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh đột quỵ.

ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC

Người bệnh điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Thu Cúc được:

  • Điều trị hiệu quả, xử lý kịp thời đột quỵ với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
  • Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ phát hiện sớm đột quỵ.
  • Chăm sóc chu đáo, người nhà không phải lo lắng.
  • Có áp dụng thanh toán theo bảo hiểm.

Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH

Chị Hoàng Mai Anh (Tây Hồ, Hà Nội): “Nhờ ơn các bác sĩ của Bệnh viện Thu Cúc mà bố tôi được sống thêm một lần nữa. Khi gọi cấp cứu, chúng tôi được bác sĩ yêu cầu bình tĩnh và hướng dẫn rất chi tiết cần phải làm gì trong lúc chờ xe đến. Vì được xử trí kịp thời nên bố qua cơn nguy hiểm, sau đó thì tiếp tục theo dõi thêm tại bệnh viện. Hiện tại sức khỏe tạm thời ổn định. Xin chân thành cảm ơn bệnh viện.”
Tất cả những thông tin về cách điều trị đột quỵ trong bài chỉ mang tính chất tham hảo ban đầu, vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp chi tiết. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *