Đột quỵ có hai thể chính là đột quỵ nhồi máu não hay còn gọi là đột quỵ thiếu máu não hoặc đột quỵ do tắc mạch máu não (đây là dạng phổ biến nhất hiện nay, chiếm tới hơn 80% các ca đột quỵ) và dạng thứ hai là đột quỵ chảy máu não hay đột quỵ do vỡ mạch hoặc đột quỵ xuất huyết não (ít gặp hơn, chiếm khoảng 8-13% các ca đột quỵ). Đáng lo ngại là tình trạng đột quỵ do nhồi máu não không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, mà ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa.
Bạn đang đọc: Đột quỵ nhồi máu não ngày càng phổ biến và trẻ hóa
1. Đột quỵ nhồi máu não là gì?
Đột quỵ thể nhồi máu não được hiểu là tình trạng tổn thương các tế bào não (hệ thần kinh trung ương) xảy ra khi mạch máu cung cấp lên não bị tắc bởi: cục máu đông (huyết khối), hẹp vữa xơ động mạch.
Còn đột quỵ chảy máu não (đột quỵ xuất huyết não) xảy ra khi mạch máu bị vỡ ra, khiến máu chảy vào bên trong não hoặc xung quanh não. Do đó, đột quỵ thể nhồi máu não và đột quỵ thể xuất huyết não là khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đột quỵ do nhồi máu não có thể là “tiền đề” cho một cơn đột quỵ xuất huyết não (vỡ mạch) xuất hiện.
Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nhồi máu não:
– Tăng huyết áp/cao huyết áp: huyết áp cao là
– Đái tháo đường (bệnh tiểu đường)
– Các bệnh lý tim mạch
– Tăng Lipid máu (rối loạn mỡ máu): mỡ máu cao
– Hút thuốc lá
– Nghiện rượu
– Thiếu máu não thoáng qua (TIA)
– Béo phì
– Hẹp động mạch cảnh
– Thói quen sinh hoạt
– Các yếu tố đông máu
– Sử dụng thuốc phiện
2. Vì sao đột quỵ nhồi máu não ngày càng phổ biến và trẻ hóa
Trước đây, khi nhắc đến đột quỵ nhiều người thường nghĩ rằng đây là căn bệnh chỉ người cao tuổi mới mắc phải. Trên thực tế hiện nay, các ca đột quỵ được tiếp nhận tại các cơ sở y tế không chỉ có người lớn tuổi (trên 65 tuổi) mà rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ vào cấp cứu là những người trẻ tuổi. Thậm chí, có những trường hợp bệnh nhi phải nhập viện cấp cứu do đột quỵ.
Ngoài các yếu tố nguy cơ không thể tác động được như tuổi, gen, di truyền, thì các yếu tố gây đột quỵ não có thể tác động nêu trên lại chiếm phần lớn nguyên nhân dẫn tới các ca đột quỵ não hiện nay.
Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, căng thẳng, stress; thói quen ăn uống, sinh hoạt và làm việc không khoa học; chưa kiểm soát tốt hoặc chăm lo cho sức khỏe thường xuyên. Là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người trẻ tuổi đối diện với nguy cơ đột quỵ não.
Hiện nay, rất nhiều người đặc biệt là dân văn phòng bị thiếu máu não thoáng qua (TIA) – đây là bệnh lý “tiền đột quỵ”, có thể gây đột quỵ não trong tương lai nếu không kiểm soát và điều trị hiệu quả chứng thiếu máu não thoáng qua. Tuy nhiên, nhiều người còn chủ quan bởi các triệu chứng thiếu máu não thoáng qua thường chỉ diễn ra “chốc lát” trong vài phút, vài giây, vài giờ (dưới 24 giờ sau đó biến mất và không để lại di chứng nào) nên dễ bị bỏ qua. Bạn cần đặc biệt lưu ý khi có các dấu hiệu thiếu máu não thoáng qua như: đau đầu, chóng mặt, ù tai,… đặc biệt là là khi thay đổi tư thế đột ngột: ngồi xuống – đứng lên, xoay người đột ngột, hãy đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra.
Tìm hiểu thêm: Bệnh thiếu máu não ở người già
3. Nhận biết các dấu hiệu báo động đột quỵ não
Một số dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ não bạn cần lưu ý:
– Đột ngột có cảm giác tê bì, yếu hoặc liệt mặt, tay hoặc chân, thường ở một bên của cơ thể.
– Khả năng ngôn ngữ (nói) khó, khả năng suy luận kém, khó tập trung.
– Đột nhiên mắt có cảm giác nhìn mờ, giảm hoặc mất thị lực một bên hoặc cả hai mắt.
– Chóng mặt dữ dội, mất thăng bằng, mất phối hợp động tác.
– Đau đầu dữ dội, không rõ nguyên nhân.
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính rất nguy hiểm,người bệnh cần được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu báo động đột quỵ, bạn hãy nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc vận chuyển người bệnh (an toàn, đúng cách) tới các cơ sở y tế gần nhất, để người bệnh xử trí kịp thời giúp làm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng tàn phế sau này.
>>>>>Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh động kinh
4. Dự phòng đột quỵ nhồi máu não bằng cách nào
Đột quỵ rất nguy hiểm nhưng có thể dự phòng được nếu chúng ta kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường vận động. Điều này sẽ góp phần làm giảm các yếu tố gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, dư cân béo phì, cholesterol cao.
Cụ thể như:
– Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, đặc biệt là những người có tiền sử huyết áp cao/huyết áp thấp cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
– Thực hiện tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ thông qua bệnh lý để có hướng xử lý kịp thời, ngăn chặn đột quỵ
– Nếu bị rung nhĩ cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
– Không hút thuốc
– Kiểm soát tốt lượng đường trong máu, đặc biệt là những người bị đái tháo đường.
– Nên ăn thức ăn có hàm lượng chất béo thấp. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây.
– Hạn chế tối đa bia, rượu, các chất kích thích.
– Tập thể dục thể thao thường xuyên
– Kiểm soát tốt cân nặng. Những người dư cân – béo phì nên đi thăm khám với bác sĩ sớm, xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học.
– Không nên ăn mặn.
– Nếu đang dùng thuốc tránh thai, cần thông báo với bác sĩ để theo dõi.
Với bệnh nhân bị tăng huyết áp, cần thăm khám và điều trị hiệu quả, kiểm soát huyết áp thường xuyên. Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Tránh áp dụng các biện pháp chưa được khoa học kiểm chứng vì điều này chỉ làm kéo dài thời gian “vàng” can thiệp điều trị, nguy cơ để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân rất cao.
Khi đột quỵ xảy ra, vận chuyển bệnh nhân cũng cần lưu ý đảm bảo: an toàn và đúng cách, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về thần kinh.