Đột quỵ ở tuổi 30 là tình trạng này càng phổ biến. Bị đột quỵ ở độ tuổi này khiến người bệnh gặp phải những trở ngại trong học tập, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống trong tương lai. Vì sao đột quỵ tuổi 30 gia tăng và cách phòng tránh ra sao?
Bạn đang đọc: Đột quỵ ở tuổi 30 gia tăng và cách phòng tránh
1. Đột quỵ ở tuổi 30: Không thể xem nhẹ!
Đột quỵ vốn được coi là căn bệnh người già khi thường xảy ra ở độ tuổi trên 65 tuổi. Trên 55 tuổi, cứ mỗi 10 năm nguy cơ đột quỵ tăng 50%.
Tuy nhiên, hiện nay không ít người bị đột quỵ khi mới 30 tuổi, thậm chí trẻ hơn. Đây được gọi là đột quỵ ở người trẻ và đang có xu hướng gia tăng.
Thống kê của Tổ chức Đột quỵ Hoa Kỳ năm 2019 trong vòng 10 năm (từ 2009) cho thấy, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44%. Mỗi năm, có khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi 18 – 50.
Ở Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm. Số trường hợp đột quỵ ở nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
Theo báo cáo năm 2022 của Hội đột quỵ thế giới, mỗi năm có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới trên toàn cầu, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở độ tuổi 15 – 49 lên đến hơn 16%. Trong số 6,5 triệu người tử vong do đột quỵ thì hơn 6% là người trẻ.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200 000 ca đột quỵ. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên thế giới với tỷ lệ người trẻ ra tăng, trong đó nhiều người đột quỵ khi mới ở độ tuổi 30.
Hiện nay, không ít trường hợp bị đột quỵ khi chỉ mới 30 tuổi.
2. Nguyên nhân gây đột quỵ ở tuổi 30
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người trẻ tuổi mắc đột quỵ não ngày càng nhiều, trong đó chủ yếu là: Bệnh lý dị dạng mạch máu não, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và tăng huyết áp, béo phì, hút thuốc lá, lười vận động, uống rượu bia…
2.1 Dị dạng mạch máu não – Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ ở tuổi 30
Dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ ở người trẻ khoảng 30 tuổi. Sự phát triển bất thường của mạch máu não có thể gây nên những túi phình có thành mạch mỏng, rất dễ gây xuất huyết não. Nguyên nhân này thường rất khó phát hiện nếu người bệnh không đi khám và sử dụng những phương pháp hiện đại như chụp CT, chụp MRI.
2.2 Vỡ phình mạch máu não
Phình mạch não là tình trạng một vị trí trên mạch máu phình lồi ra, khiến thành mạch mỏng manh rất dễ vỡ. Vỡ phình mạch máu não cũng là một trong những nguyên nhân tử vong ở người trẻ tuổi. Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng cho đến khi mạch máu bị vỡ gây chảy máu não. Số liệu chưa chính thức nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 5% dân số gặp tình trạng phình mạch não. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả ở người trẻ, tuy nhiên hay gặp hơn ở tuổi trung niên.
2.3 Mắc các bệnh lý mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp
Có khoảng từ 50 – 60% trường hợp bệnh nhân nhồi máu não khi còn trẻ liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu. Tỷ lệ này ở nam nhiều hơn nữ. Bên cạnh đó, đái tháo đường cũng có thể gây đột quỵ, tỷ lệ khoảng 30%. Khoảng 10% trường hợp đột quỵ ở người trẻ liên quan đến tăng huyết áp.
2.4 Ăn uống thiếu lành mạnh, lười vận động
Thói quen sinh hoạt, bao gồm ăn uống và vận động thiếu lành mạnh là một trong những yêu tố quan trọng làm tăng nguy cơ đột quỵ của người trẻ ở độ tuổi 30. Người trẻ ngày nay thường ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn nên dễ đối diện với các bệnh lý mạch máu, tiểu đường, tim mạch sớm hơn. Ngoài ra uống rượu bia nhiều, đặc biệt rượu nặng sẽ gây tăng huyết áp, làm tổn thương mạch máu não và tăng nguy cơ xuất huyết não ở bệnh nhân trẻ tuổi.
2.5 Nguy cơ đột quỵ ở tuổi 30 ở những người thừa cân, béo phì
Lối sống thụ động, lười tập thể dục khiến cơ thể dễ thừa cân, béo phì. Đây cũng là tác nhân gây đột quỵ tuổi 30. Theo các nghiên cứu tại Hoa Kỳ, khoảng 10% bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có chỉ số khối cơ thể BMI >30.
Tìm hiểu thêm: Sinh lý bệnh parkinson và nồng độ dopamin trong dịch não tủy
Dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ở độ tuổi 30.
3. Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở người trẻ
So với người già, triệu chứng đột quỵ ở người trẻ thường rầm rộ và dữ dội hơn bao gồm:
– Đau nhức đầu dữ dội
– Chóng mặt, quay cuồng, loạng choạng, mất thăng bằng
– Đột ngột giảm, thậm chí mất hẳn thị lực
– Khuôn mặt biến dạng, mất cân đối, nhân trung bị lệch, chảy xệ 1 bên, đặc biệt khi cười
– Đột ngột có cảm giác tê, yếu liệt ở mặt, chân hoặc tay ở một bên cơ thể
– Không nói được, khó phát âm, nói nhảm, vô nghĩa, nói ngọng, nói lắp
– Cơ thể mệt mỏi, sức lực giảm sút trầm trọng
– Gặp khó khăn trong việc thực hiện và phối hợp các động tác đơn giản
4. Cách phòng tránh đột quỵ khi bước vào tuổi 30
Đột quỵ khi 30 tuổi là một gánh nặng lớn đối với người trẻ, vì đây là độ tuổi lao động chính. Bệnh có khả năng ảnh hưởng quá trình học tập, làm việc và hưởng thụ cuộc sống của bệnh nhân trong tương lai. Bởi ngay cả khi bệnh nhân được cứu sống, người bệnh cũng rất dễ gặp phải các biến chứng, trong đó nguy hiểm nhất là rối loạn vận động và suy giảm nhận thức.
Để ngăn đột quỵ xảy ra, tránh những ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của người bệnh, các chuyên gia khuyên mỗi người nên chủ động duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện khám tầm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, đặc biệt là các bệnh lý tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, dị dạng mạch máu…
>>>>>Xem thêm: Điện tâm đồ gắng sức là gì và quy trình thực hiện
Khám tầm soát sớm là giải phát ngăn đột quỵ khi còn trẻ.
Nếu có nhu cầu thăm khám với các bác sĩ của Thu Cúc TCI, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.